Bắc cầu cho kiến bò qua
Dị bản
Bắc cầu cho kiến leo qua,
Ðể cho ai đó qua nhà tôi chơi.
Bắc cầu cho kiến leo qua,
Ðể cho ai đó qua nhà tôi chơi.
Ban ngày dang nắng, tối lại dầm sương
Công lao tôi khổ mình thương không mình
Chàng về mua chỉ mua kim
Thêu loan thêu phượng mới nên khăn này
Thêu cho đủ lối mới hay
Anh thời thêu phượng em nay thêu rồng
Bốn bên thêu bốn cành hồng
Ở giữa con rồng phượng lộn xung quanh
Ở giữa chỉ đỏ rành rành
Bốn góc em thêu bốn cành quế chi
Đố anh thêu được hoa quì
Đố anh thêu được bốn vì cành hoa
Anh về mượn thợ thêu đi
Anh mà thêu được em thì mất khăn
Cây cả ngã bóng rợp
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.
Vân Tiên ngồi núp bụi môn
Chờ khi trăng lặn mò lồn Nguyệt Nga
Nguyệt Nga chẳng nói chẳng la
Vân Tiên được mợn mò ba bốn lần
Nước cạn thì bèo xuống đất
Ao cạn, bèo xuống đất
Bạc vàng xuống nước còn phai
Đêm nằm em nghĩ coi ai bạc tình
Bạc lộn than như vàng lộn trấu
Anh chỉ thương thầm không thấu dạ em
Bạc lộn với than như vàng lộn trấu
Bởi em thương thầm, sao thấu tai anh
Bạc lộn với than, em lộn vàng với trấu
Anh thương thầm không thấu tới dạ em
Nào người phượng chạ loan chung,
Nào người tiếc lục tham hồng là ai
(Truyện Kiều)
Đỉnh Hoa biểu từ khơi bóng hạc
Gót Nam Du nhẹ bước tang bồng
(Nhị thập tứ hiếu)
Tự biệt nhiều lời so vắn giấy
Tương tư nặng gánh chứa đầy thuyền
(Bỏ vợ lẽ cảm tác - Nguyễn Công Trứ)
Đối với người dân Nam Bộ, truyện Lục Vân Tiên có sức ảnh hưởng rất lớn, được xem là hơn cả Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Kiều Nguyệt Nga được người dân Nam Bộ xem là biểu tượng của lòng chung thủy.