Toàn bộ nội dung
-
-
Ngó lên đám bắp thoai thoai
-
Anh để em lắm nỗi tư lương
-
Trách ai đem vải trải rương
-
Đầu đường có một dây leo
Đầu đường có một dây leo
Trông cậy sậy nhỏ, ra điều mỉa mai
Rằng: “Sao bé thấp lạ đời,
Trông em, anh cũng nực cười lắm thay”
Nghe lời, sậy mới đáp ngay,
Rằng: “Mày không nghĩ phận mày xem sao,
Nhờ ai mày mới được cao?
Những như thân ấy, còn bao giờ mà?
Ta đây dù thấp là đà,
Tự ta ta mọc, chẳng nhờ cậy ai” -
Đi chợ phải thói ăn hàng
Dị bản
-
Chồng lanh cưới vợ khù khờ
-
Cô dâu hư đã quá chừng
-
Con gái nhà ai hay ho
Con gái nhà ai hay ho,
Ngủ nướng thẳng giấc, dậy ra đo mặt trời -
Dẫu như thân liễu yếu xìu
-
Em là con gái nhà quê
-
Vì chàng thiếp phải long đong
Vì chàng thiếp phải long đong
Những như thân thiếp đã xong một bề
Vì chàng thiếp phải ủ ê
Thiếp ở chàng về chàng tính làm sao? -
Ta đương mê ngủ mơ màng
-
Cái gì mà thấp, cái gì mà cao?
Cái gì mà thấp, cái gì mà cao?
Cái gì sáng tỏ hơn sao trên trời?
Cái gì em trải anh ngồi?
Cái gì thơ thẩn ra chơi vườn đào?
Cái gì mà sắc hơn dao?
Cái gì phơn phớt lòng đào thì em bảo anh?
Cái gì trong trắng ngoài xanh?
Cái gì soi tỏ mặt anh, mặt nàng?
Cái gì xanh, đỏ, trắng, vàng?
Cái gì ăn phải dạ càng tương tư?
Cái gì năm đợi tháng chờ?
Cái gì em đội phất phơ trên đầu?
Cái gì sắc hơn dao cau?
Cái gì tiện chũm cho nhau ăn cùng?
Một quan là mấy trăm đồng?
Một mối tơ hồng là mấy trăm dây?
Một cây là mấy trăm cành?
Một cành là mấy trăm hoa?
Em ngồi em giảng cho ra,
Thì anh kết nghĩa giao hòa cùng em
– Đất thì thấp, trời thì cao
Ngọn đèn sáng tỏ hơn sao trên trời
Chiếu hoa em trải anh ngồi
Khi buồn thơ thẩn ra chơi vườn đào
Con mắt em sắc hơn dao
Trứng gà phơn phớt lòng đào hỡi anh
Cau non trong trắng ngoài xanh
Gương tàu soi tỏ mặt anh, mặt nàng
Chỉ ngũ sắc xanh, đỏ, trắng, tím, vàng
Bùa yêu ăn phải dạ càng tương tư
Đôi ta năm đợi, tháng chờ
Cái khăn em đội phất phơ trên đầu
Con mắt anh liếc sắc hơn dao cau
Cau non tiện chũm cho nhau ăn cùng
Một quan là sáu trăm đồng
Một mối tơ hồng là sáu trăm dây
Một cây là sáu trăm cành
Một cành là sáu trăm hoa
Thưa anh em đã giải ra
Mong anh kết nghĩa giao hòa cùng em! -
Ngó lên đám bắp trổ cờ
Dị bản
Ngó lên đám bắp trổ cờ
Biết em mấy tuổi mà chờ uổng côngNgó lên đám bắp trổ cờ
Chuối kia đúng vóc, anh chờ duyên em
-
Ngó lên chót vót cây dầu
-
Ngó lên lầu lầu cao vách ván
-
Nghĩ buồn cho ai, nhành mai đang thắm
-
Nghèo thì áo rách phải mang
Nghèo thì áo rách phải mang
Nước sông gạo chợ, thiếp chàng nuôi nhau -
Bến chợ Đông Ba tiếng gà gáy sáng
Bến chợ Đông Ba tiếng gà gáy sáng
Bến đò Thọ Lộc tiếng trống sang canh
Giữa sông Hương dợn sóng khuynh thành
Đêm khuya một chiếc thuyền mành ngả nghiêngDị bản
Bên chợ Đông Ba tiếng gà eo óc
Bến đò Thọ Lộc tiếng trống tan canh
Giữa dòng Hương dợn sóng khuynh thành
Đêm khuya một chiếc thuyền mành ngả nghiêng.
Chú thích
-
- Bầu
- Loại cây dây leo cho quả, thường được nhân dân ta trồng cho bò trên giàn. Quả bầu, hoa bầu và đọt bầu non thường được dùng làm thức ăn, ruột và vỏ bầu khô có thể dùng làm các vật dụng gia đình hoặc làm mĩ nghệ. Có nhiều loại bầu: bầu dài, bầu tròn, bầu hồ lô (bầu nậm)...
-
- Đút
- Đốt (phương ngữ).
-
- Eo
- Teo tóp lại (phương ngữ Bình Định - Phú Yên).
-
- Quạ
- Còn gọi là ác, loài chim có bộ lông màu đen đặc trưng, ăn tạp. Theo mê tín dân gian, quạ có thể đem lại điềm xui xẻo.
-
- Ních
- Nhét cho đầy, cho chặt. Còn có nghĩa là ăn tham, ăn một cách thô tục.
-
- Tư lương
- Tư: lo nghĩ. Lương: đo lường. Tư lương: Đoán trước sự thể về sau.
Đạo học ngày nay đã chán rồi
Mười người đi học, chín người thôi
Cô hàng bán sách lim dim ngủ
Thầy khóa tư lương nhấp nhổm ngồi
(Đạo học ngày nay - Tú Xương)
-
- Dật dựa
- Vật vờ (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Rương
- Hòm để đựng đồ (sách vở, quần áo...) hoặc tiền vàng, thường làm bằng gỗ, có móc khóa.
-
- Sậy
- Loại cây thuộc họ lúa, thân rỗng, thường mọc dày đặc thành các bãi sậy.
-
- Mắm
- Thức ăn làm bằng tôm cá sống ướp muối và để lâu ngày cho ngấu.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Chun
- Chui (phương ngữ).
-
- Thưa thớt
- Đểnh đoảng (phương ngữ Nam Trung Bộ).
-
- Liễu
- Một loại cây thân nhỏ, lá rủ. Liễu xuất hiện rất nhiều trong thơ ca Á Đông, và thường tượng trưng cho người con gái chân yếu tay mềm.
-
- Nậu
- Nghĩa gốc là một nhóm nhỏ cùng làm một nghề (nên có từ "đầu nậu" nghĩa là người đứng đầu). Ví dụ: “Nậu nguồn” chỉ nhóm người khai thác rừng, “Nậu nại” chỉ nhóm người làm muối, “Nậu rổi” chỉ nhóm người bán cá, “Nậu rớ” chỉ nhóm người đánh cá bằng rớ vùng nước lợ, “Nậu cấy” chỉ nhóm người đi cấy mướn, “Nậu vựa” chỉ nhóm người làm mắm... Từ chữ “Nậu” ban đầu, phương ngữ Phú Yên-Bình Định tỉnh lược đại từ danh xưng ngôi thứ ba (cả số ít và số nhiều) bằng cách thay từ gốc thanh hỏi. Ví dụ: Ông ấy, bà ấy được thay bằng: “ổng,” “bả.” Anh ấy, chị ấy được thay bằng: “ảnh,” “chỉ.” Và thế là “Nậu” được thay bằng “Nẩu” hoặc "Nẫu" do đặc điểm không phân biệt dấu hỏi/ngã khi phát âm của người miền Trung. Người dân ở những vùng này cũng gọi quê mình là "Xứ Nẫu."
-
- Hò
- Một trong những thể loại âm nhạc dân gian, có nguồn gốc từ lao động sông nước, diễn tả tâm tư tình cảm của người lao động. Hò là nét văn hóa đặc trưng của miền Trung và miền Nam. Hò và lý tuy có phần giống nhau nhưng hò thường gắn liền với với một động tác khi làm việc, còn lý thì không.
Nghe một bài hò mái nhì.
-
- Tương tư
- Nhớ nhau (từ Hán Việt). Trong văn thơ, tương tư thường được dùng để chỉ nỗi nhớ nhung đơn phương trong tình yêu trai gái.
Gió mưa là bệnh của Trời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng
(Tương tư - Nguyễn Bính)
-
- Dao cau
- Thứ dao nhỏ và sắc, dùng để bổ cau.
-
- Chũm
- Phần đầu và đuôi của quả cau.
-
- Tơ hồng
- Một loại cây dây leo, thân có màu vàng, đôi khi màu da cam hoặc đỏ. Tơ hồng là thực vật sống kí sinh, một khi tìm được cây chủ thích hợp sẽ bám vào và phát triển rất mạnh, đồng thời rễ trong đất cũng bắt đầu tiêu hủy đi. Dây và hạt tơ hồng có thể dùng làm vị thuốc Đông y.
-
- Nghĩa giao hòa
- Nghĩa vợ chồng (dùng trong ca dao dân ca).
-
- Cờ
- Bông (hoa) của các loại cây như mía, lau, ngô...
-
- Dầu
- Một loại cây thân gỗ cao và thẳng. Cây dầu thường sống ở các vùng rừng nhiệt đới, là loại cây gỗ có giá trị cao. Ngoài ra, từ cây dầu có thể làm tinh dầu thơm, nhựa mủ hay gỗ dán.
-
- Diệc
- Một loài chim giống như cò, thức ăn chủ yếu là côn trùng, cá... Diệc mốc có bộ lông màu nâu. Ngoài ra còn có diệc ba màu, diệc xanh...
-
- Đờn
- Đàn (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Mai
- Còn gọi là mơ, một loại cây thân nhỏ, nhiều cành, rất phổ biến các nước Đông Á, nhất là Trung Quốc và Nhật Bản. Cây ra hoa vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân. Hoa mai nhỏ, mỗi hoa có năm cánh, thường hoa có màu trắng, mặc dù một số giống mai có thể cho hoa màu hồng hay đỏ sẫm. Trong văn học cổ, mai thường được dùng như một hình ảnh ước lệ, đại diện cho người phụ nữ. Lưu ý, cây mai này không phải là loại mai vàng của miền Nam nước ta.
-
- Đông Ba
- Một địa danh ở Huế, vốn là tên dân gian của cửa Chính Đông, kinh thành Huế. Địa danh này gắn liền với chợ Đông Ba, ngôi chợ nổi tiếng nhất của Huế, trước đây tên là Quy Giả thị ("chợ của những người trở về," đánh dấu sự kiện trở lại Phú Xuân của quan quân nhà Nguyễn). Đến năm 1887 vua Đồng Khánh cho xây lại gồm có “đình chợ” và “quán chợ” lấy tên là Đông Ba. Đến năm 1899, trong công cuộc chỉnh trang đô thị theo phong cách phương Tây, vua Thành Thái chuyển chợ Đông Ba về vị trí bây giờ, đình chợ cũ sửa lại làm thành trường Pháp Việt Đông Ba.
Địa danh Đông Ba thật ra tên cũ là Đông Hoa, nhưng do kị húy với tên vương phi Hồ Thị Hoa dưới thời Nguyễn mà đổi tên.
-
- Thọ Lộc
- Tên một làng cổ ven sông Thọ Lộc (thực ra là một đoạn của sông Như Ý chảy qua làng), được lập từ thế kỉ XVI, lúc ấy tên Thiên Lộc, đến đời vua Tự Đức (thế kỉ XIX) mới đổi thành Thọ Lộc. Địa phận làng nay chia rải rác ra các phường Phú Hội, Vĩnh Ninh và Phú Thuận, thành phố Huế.
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Sông Hương
- Tên con sông rất đẹp chảy ngang thành phố Huế và một số huyện của tỉnh Thừa Thiên-Huế. Tùy theo giai đoạn lịch sử, sông còn có các tên là Linh Giang, Kim Trà, Hương Trà... Ngoài ra, người xưa còn có những tên địa phương như sông Dinh, sông Yên Lục, sông Lô Dung... Sông Hương đã được đưa vào rất nhiều bài thơ, bài hát về Huế, đồng thời cùng với núi Ngự là hình ảnh tượng trưng cho vùng đất này.
-
- Khuynh thành
- Nghiêng thành (từ Hán Việt). Từ này thường đi đôi với khuynh quốc (nghiêng nước) để chỉ sắc đẹp của người phụ nữ.
-
- Thuyền mành
- Thuyền có buồm trông giống cái mành.