Mắm cá sặc Đồng Lau thơm quặn
Bánh tráng Hòa Đa dẻo trắng phẳng lì
Chẳng thà không nhúng ai ơi
Nhúng rồi sao để bánh cơi, mắm bầu
Toàn bộ nội dung
-
-
Bốn cột một kèo
-
Lá xanh cành đỏ hoa vàng
-
Vừa đi vừa đánh đàng xa
-
Trực nhìn mở mắt trông ra
-
Con ác là nó nằm đầu hè
-
Buồn hư rồi lại buồn hao
-
Thuyền xuôi, anh bỏ sang sào
-
Em than phần em cơ khổ nhiều bề
-
Cô kia bận áo trăng đầm
-
Một vò hai gáo thường tuông
-
Đưa đây nút áo em khâu
-
Thương em lấy cẳng anh quèo
-
Đúc bầu, đúc bí
-
Miệng nhà giàu nói đâu ra đấy
Miệng nhà giàu nói đâu ra đấy
-
Miệng ăn núi lở
Miệng ăn núi lở
-
Ăn sung mặc sướng
Ăn sung mặc sướng
-
Méo mó có hơn không
Méo mó có hơn không
-
Chân cứng đá mềm
Chân cứng đá mềm
-
Thách nhà giàu húp tương
Chú thích
-
- Cá sặc
- Một loại cá đồng, có rất nhiều ở vùng Tây Nam Bộ vào mùa nước nổi. Người dân Nam Bộ thường đánh bắt cá sặc để làm khô cá, mắm sặc, hoặc nấu thành nhiều món ăn ngon như gỏi, cháo, canh chua bông súng...
-
- Đồng Lau
- Tên một làng nay thuộc xã Xuân Phước, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
-
- Bánh tráng
- Miền Trung và miền Nam gọi là bánh tráng, miền Bắc gọi là bánh đa. Đây một dạng loại bánh làm từ bột gạo, tráng mỏng, phơi khô, khi ăn có thể nướng giòn hoặc ngâm sơ với nước cho mềm để cuốn các thức ăn khác. Ngoài ra, bánh tráng còn có thể được làm với các thành phần khác để tạo thành bánh tráng mè, bánh tráng đường, bánh tráng dừa... mỗi loại có hương vị khác nhau.
-
- Hòa Đa
- Tên một thôn nay thuộc địa phận xã An Mỹ, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Tại đây có món bánh tráng Hòa Đa mịn đều, dẻo thơm, không có vị chua và ít bị dính khi nhúng nước để cuốn thức ăn, là một đặc sản nổi tiếng của tỉnh Phú Yên.
-
- Cơi
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Cơi, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Bầu
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Bầu, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Kèo
- Thanh bằng tre hay gỗ từ nóc nhà xuôi xuống đỡ các tay đòn hay xà gỗ.
-
- Rau sam
- Một loại cỏ dại sống quanh năm ở những vùng ẩm mát như bờ ruộng, bờ mương, ven đường hoặc mọc xen kẽ trong những luống hoa màu. Thân gồm nhiều cành màu đỏ nhạt, lá hình bầu dục, phiến lá dày, mặt láng, mọc bò lan trên mặt đất. Rau sam có thể dùng để ăn như những loại rau trồng khác. Rau sam phơi khô dùng làm thuốc.
-
- Đánh đàng xa
- Vung vẩy hai tay theo nhịp bước đi (phương ngữ miền Trung).
-
- Xóm Bầu
- Một thôn nay thuộc xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên.
-
- Trực nhìn
- Chợt nhìn thấy.
-
- Chu choa
- Cũng viết là chu cha, thán từ người miền Trung thường dùng để bộc lộ sự ngạc nhiên, sợ hãi, vui vẻ...
-
- Ác là
- Còn có tên là bồ các, một loại chim lớn (có thể dài từ 40-50 cm) có đầu, cổ và ngực màu đen bóng, bụng và vai màu trắng. Ác là loài ăn tạp, chúng có thể ăn từ chim non tới trứng, thú, sâu bọ nhỏ, hạt ngũ cốc và nhiều thứ khác. Có lẽ vì vậy trong ca dao dân ca, ác là thường tượng trưng cho điều xấu hoặc những kẻ độc ác. Tuy nhiên trong văn hóa Trung Quốc, ác là lại có tên là hỉ thước, tượng trưng cho điềm lành.
-
- Hè
- Dải đất nền phía trước hoặc chung quanh nhà.
-
- Tréo que tréo quảy
- Tréo ngoe tréo ngoảy - ngược đời (phương ngữ miền Trung).
-
- Trảy
- Loại cây thuộc họ tre trúc, thân thẳng, không có gai.
-
- Nậu
- Nghĩa gốc là một nhóm nhỏ cùng làm một nghề (nên có từ "đầu nậu" nghĩa là người đứng đầu). Ví dụ: “Nậu nguồn” chỉ nhóm người khai thác rừng, “Nậu nại” chỉ nhóm người làm muối, “Nậu rổi” chỉ nhóm người bán cá, “Nậu rớ” chỉ nhóm người đánh cá bằng rớ vùng nước lợ, “Nậu cấy” chỉ nhóm người đi cấy mướn, “Nậu vựa” chỉ nhóm người làm mắm... Từ chữ “Nậu” ban đầu, phương ngữ Phú Yên-Bình Định tỉnh lược đại từ danh xưng ngôi thứ ba (cả số ít và số nhiều) bằng cách thay từ gốc thanh hỏi. Ví dụ: Ông ấy, bà ấy được thay bằng: “ổng,” “bả.” Anh ấy, chị ấy được thay bằng: “ảnh,” “chỉ.” Và thế là “Nậu” được thay bằng “Nẩu” hoặc "Nẫu" do đặc điểm không phân biệt dấu hỏi/ngã khi phát âm của người miền Trung. Người dân ở những vùng này cũng gọi quê mình là "Xứ Nẫu."
-
- Ngoi nam
- Mua thưa, nhỏ hạt trong mùa hè, trước khi có gió Lào thổi.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Tự ải
- Tự thắt cổ chết (ải tiếng Hán nghĩa là thắt cổ), có thể hiểu theo nghĩa rộng là tự sát.
-
- Sào
- Gậy dài, thường bằng thân tre. Nhân dân ta thường dùng sào để hái trái cây trên cao hoặc đẩy thuyền đi ở vùng nước cạn.
-
- Dìa
- Về (cách phát âm của một số vùng Trung và Nam Bộ).
-
- Trỏng
- Trong ấy (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Trạo
- Rang thóc tươi trong chảo lớn cho khô (phương ngữ Bình Định - Phú Yên).
-
- Trăng đầm
- Một loại vải đen, bóng, ngày xưa thường dùng để may áo dài hoặc áo bà ba.
-
- Tuông
- Đụng chạm (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Bển
- Bên đó (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Nẫu
- Người ta, họ (phương ngữ Bình Định-Phú Yên).
-
- Cẳng
- Chân (khẩu ngữ).
-
- Quèo
- Khều, móc (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Bầu
- Loại cây dây leo cho quả, thường được nhân dân ta trồng cho bò trên giàn. Quả bầu, hoa bầu và đọt bầu non thường được dùng làm thức ăn, ruột và vỏ bầu khô có thể dùng làm các vật dụng gia đình hoặc làm mĩ nghệ. Có nhiều loại bầu: bầu dài, bầu tròn, bầu hồ lô (bầu nậm)...
-
- Bí
- Loại cây dây leo được trồng mọc trên giàn để lấy quả. Tương tự như bầu, quả, hoa, hạt và đọt bí được dùng làm thức ăn. Hai loại bí thường gặp nhất là bí xanh (còn gọi là bí đao, bí dài, bí chanh) và bí đỏ (bí rợ).
-
- Cội
- Gốc cây.
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Thách nhà giàu húp tương
- Thách thức ai đó làm một việc quá dễ dàng so với khả năng của họ.