Toàn bộ nội dung
-
-
Kín cổng cao tường
Kín cổng cao tường
-
Khôn ăn cái, dại ăn nước
Khôn ăn cái,
Dại ăn nước -
Đèn hết dầu đèn tắt
Đèn hết dầu đèn tắt
Nhang hết nhụy hết thơm
Biểu anh đừng lên xuống đêm hôm
Thế gian đàm tiếu, thế thường cười chê.Dị bản
-
Qua đã hết giọng kèn, giọng sáo
-
Bố vợ là vớ cọc chèo
-
Làm thì so chẳng bằng ai
Làm thì so chẳng bằng ai
Ăn thì thứ nhất, thứ hai trong nhàDị bản
Làm thì chẳng muốn bằng ai
Ăn thì thứ nhất, thứ hai trong làng
-
Ăn thì chị để phần tôi
Ăn thì chị để phần tôi
Làm thì phần chị chứ tôi không làm -
Hay ăn đi ở vú, hay đú đi làm nàng hầu
-
Cô kia mặt trẽn mày trơ
Cô kia mặt trẽn mày trơ
Vàng đeo bạc quấn cũng dơ dáng đời -
Thôi tôi biết vợ anh rồi
Thôi tôi biết vợ anh rồi
Vợ anh mắt toét bán xôi chợ Chùa -
Thối tai, hôi nách rình rình
-
Người thì chẳng đáng hòn chì
-
Một yêu em béo như bồ
Một yêu em béo như bồ
Chân tay ngắn ngủn, đít to như giành
Hai yêu mắt toét ba vành
Đầu đuôi khoé mắt nhử xanh bám đầy
Ba yêu tới cặp môi dày
Mỗi khi ăn nói bắn đầy dãi ra
Bốn yêu bộ mặt rỗ hoa
Lại thêm em có nước da mực Tàu
Năm yêu mái tóc trên đầu
Hôi như tổ cú, chấy bâu đầy đàn … -
Lạy trời cho cả gió nồm
-
Có hát thì hát cho to
Có hát thì hát cho to
Đừng hát nhi nhí như bò đái đêm -
Vắng sao Hôm, có sao Mai
-
Thuốc có cam thảo, nước có lão thần
-
Thuốc nam đánh giặc, thuốc bắc lấy tiền
-
Nhiều tiền hoàng cầm, hoàng kì, ít tiền trần bì, chỉ xác
Chú thích
-
- Quạ
- Còn gọi là ác, loài chim có bộ lông màu đen đặc trưng, ăn tạp. Theo mê tín dân gian, quạ có thể đem lại điềm xui xẻo.
-
- Biểu
- Bảo (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Đàm tiếu
- Bàn tán (đàm) và chê cười (tiếu).
-
- Thế thường
- Thói thường ở đời.
-
- Sáo
- Nhạc cụ thổi hơi, có mặt ở nhiều nước trên thế giới. Ở ta sáo thường làm bằng ống trúc, được thổi trong những lúc hội hè.
-
- Đàn nguyệt
- Từ Hán Việt là nguyệt cầm, Nam Bộ gọi là đàn kìm. Loại đàn này có hộp đàn hình tròn như mặt trăng nên mới có tên là "đàn nguyệt." Theo sách xưa thì đàn nguyên thủy có 4 dây, sau rút lại còn 2 dây. Sách của Phạm Đình Hổ ghi rằng đàn nguyệt xuất hiện ở Việt Nam vào thế kỷ 18. Xem thêm nhạc sĩ Huỳnh Khải giải thích về đàn kìm tại đây.
-
- Đàn bầu
- Còn gọi là đàn độc huyền hoặc gọi tắt là đàn độc, vì chỉ có duy nhất một dây. Hộp đàn làm bằng ống tre hay gỗ, bầu đàn được làm từ một nửa quả bầu khô. Trước đây, dây đàn trước đây được làm bằng tơ, sau này thay bằng dây kim loại. Đàn bầu là một loại nhạc khí truyền thống rất độc đáo của dân tộc ta và chỉ duy nhất người Việt Nam mới có.
Xem nhạc sĩ Huỳnh Khải giảng giải về những nét độc đáo của đàn bầu Việt Nam đây và nghe nghệ sĩ ưu tú Thanh Tâm diễn tấu đàn bầu tại đây.
-
- Vớ cọc chèo
- Từ cổ, hiện nay chỉ còn dùng ở một số vùng như Tam Kỳ (Quảng Nam). Theo Trịnh Mạnh trong tác phẩm Tiếng Việt lý thú, tập 1: "Vớ là một vật kết bằng thừng, giống hình số 8, một nửa lồng vào mái chèo còn nửa kia lồng vào khấc ở đầu cọc chèo."
-
- Ba Vì
- Tên một dãy núi đất và đá vôi lớn trải trên một phạm vi rộng chừng 5000 ha ở ba huyện Ba Vì (Hà Nội), Lương Sơn và Kỳ Sơn (Hòa Bình), cách nội thành Hà Nội chừng 60km. Dãy Ba Vì có nhiều ngọn núi, nhưng nổi tiếng nhất là Tản Viên, còn gọi là núi Tản. Núi này cao 1281m, gần đỉnh thắt lại, đến đỉnh lại xòe ra như chiếc ô nên gọi là Tản (傘). Ở chân núi Tản có đền Hạ, lưng chừng núi có đền Trung, đỉnh núi có đền Thượng là nơi thờ Sơn Tinh (đức thánh Tản), một trong tứ bất tử, thể hiện cho khát vọng làm chủ thiên nhiên của người Việt.
-
- Vú
- Người đàn bà nuôi con người khác bằng sữa của mình. Nghề này cũng gọi là đi ở vú. Dưới thời Pháp thuộc, nhiều người phụ nữ nghèo khổ phải đi ở vú cho nhà giàu, nhà quyền quý.
-
- Đú
- Đùa cợt không đứng đắn, thường giữa nam và nữ.
-
- Chính chuyên
- Tiết hạnh, chung thủy với chồng (từ Hán Việt).
-
- Ba hồn chín vía
- Quan niệm dân gian cho rằng người có ba hồn, nam có bảy vía và nữ có chín vía. Ba hồn gồm: Tinh (sự tinh anh trong nhận thức), Khí (năng lượng làm cho cơ thể hoạt động) và Thần (thần thái của sự sống). Bảy vía ở đàn ông cai quản hai tai, hai mắt, hai lỗ mũi và miệng. Chín vía ở nữ giới cai quản bảy thứ như ở nam giới cộng thêm hai vía ở lỗ vú và lỗ sinh dục để đẻ và nuôi con.
-
- Võng đào
- Võng bằng vải màu đỏ tươi, dành cho người có chức tước, địa vị.
-
- Bồ
- Đồ cỡ lớn đựng thóc lúa, thường đan bằng tre.
-
- Giành
- Còn gọi là trác, đồ đan bằng tre nứa hoặc mây, đáy phẳng, thành cao, thường dùng để chứa nông sản, gặp ở miền Bắc và một số tỉnh Bắc Trung Bộ.
-
- Ba vành
- Hiện tượng mắt bị gió cát làm cho toét, tạo thành ba vạnh.
-
- Dử
- Gỉ mắt (có nơi gọi là nhử). Miền Trung và miền Nam gọi là ghèn.
-
- Mực Tàu
- Mực đen đóng thành thỏi, dùng mài vào nước để viết thư pháp (chữ Hán và gần đây là chữ quốc ngữ) bằng bút lông, hoặc để vẽ.
-
- Gió nồm
- Loại gió mát và ẩm ướt thổi từ phía đông nam tới, thường vào mùa hạ.
-
- Sao Kim
- Hành tinh thứ hai trong hệ Mặt Trời, khi xuất hiện lúc chiều tối thì được gọi là sao Hôm, khi xuất hiện lúc sáng sớm thì được gọi là sao Mai. Người xưa lầm tưởng sao Hôm và sao Mai là hai ngôi sao riêng biệt. Trong thi ca, sao Hôm là hoán dụ của hoàng hôn, còn sao Mai là hoán dụ của bình minh.
-
- Sao Vược
- Một số bản chép là sao Vượt, một ngôi sao trong sự tích sao Hôm, sao Mai của dân gian Việt Nam. Theo đó, sao Hôm và sao Mai vốn là hai anh em mồ côi cha mẹ, rất thương yêu nhau. Người anh bị bắt đi phu, trước khi đi dặn em trông nom chị dâu. Nghe lời anh, em đêm ngày lo lắng coi giữ chị. Em khoét một lỗ vách, đêm đêm luồn tay qua, đặt lên bụng chị để canh. Không ngờ, chị có thai. Em sợ trốn đi, đi mãi, kiệt sức chết, hóa thành sao Hôm. Người anh trở về, thấy sự rắc rối, rất giận em. Cho đến khi vợ đẻ ra một bàn tay thì anh mới hiểu em mình bị nghi oan, liền đi tìm, đi mãi, chết hóa thành sao Mai. Người vợ cũng đi tìm chồng và em, chết hóa thành sao Vược. Vì vậy sao Vược cứ lao qua lao lại giữa bầu trời như đang tìm kiếm ai đó.
-
- Cam thảo
- Một loại cây lâu năm có thể cao đến 1 hoặc 1,5m. Rễ cam thảo sấy khô là một vị thuốc Đông y cũng tên là cam thảo, vị ngọt mát, có tác dụng bổ tỳ vị, nhuận phế, thanh nhiệt giải độc, điều hòa các vị thuốc. Cam thảo cũng được dùng trong công nghệ làm thuốc lá và nước ngọt.
-
- Lão thần
- Bề tôi cao tuổi (từ Hán Việt).
-
- Cuốn Về cội về nguồn của Lê Gia giải thích: Cam thảo - cỏ ngọt là một vị thuốc có tính trung hoà. Trong hầu hết các thang thuốc đều có vị cam thảo để có thể trung hoà những vị thuốc có tính chất khắc phạt lẫn nhau làm biến đổi tính chất, gây nguy hại cho con bệnh. Lão thần - vị quan lớn đã nhiều tuổi, người được vua quan kính nể. Trong triều đình, vị lão thần này sẽ can gián, dung hoà khi có sự bất đồng giữa vua quan hay sự xích mích giữa các quan với nhau.
-
- Thuốc nam
- Tên gọi ngành y học thuộc Đông y xuất phát từ Việt Nam ta, để phân biệt với thuốc bắc có nguồn gốc từ Trung Quốc. Các vị thầy thuốc nổi tiếng được xem là bậc tổ của nghề y Việt Nam là Hải Thượng Lãn Ông (còn lưu truyền bộ Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh là sách căn bản của Đông y Việt Nam) và Tuệ Tĩnh (tác giả của câu nói nổi tiếng "Nam dược trị Nam nhân" - thuốc Nam dùng chữa bệnh cho người Nam). Nguyên liệu của thuốc Nam chủ yếu là những loại thảo mộc bản địa, dùng tươi hoặc sấy khô.
-
- Thuốc bắc
- Tên chung của các loại thuốc được sử dụng trong y học cổ truyền của Trung Quốc, phân biệt với thuốc nam là thuốc theo y học cổ truyền Việt Nam. Các vị trong thuốc bắc có nguồn gốc từ thực vật (vỏ, rễ, lá cây...), động vật (sừng, xương, da lông...) và khoáng chất (hoàng thổ, thạch tín ...) được chia thành thang, luộc trong nước (gọi là sắc thuốc) trước khi uống.
-
- Hoàng cầm
- Cũng gọi là huỳnh cầm, một loại cây nhỏ, lá nhọn, rễ sắc vàng, dùng làm thuốc hạ huyết áp, kháng sinh, giảm sốt, lợi tiểu...
-
- Hoàng kì
- Một loại cây, rễ sấy khô là một vị thuốc cũng tên là hoàng kì. Theo y học cổ truyền, hoàng kì có tác dụng trị ung nhọt, lở loét, bệnh gan, bệnh thận...
-
- Trần bì
- Vỏ quýt sấy khô, dùng làm thuốc.
-
- Chỉ xác
- Quả cam hoặc quýt hái lúc gần chín, phơi khô, dùng làm thuốc. Chỉ là tên cây, xác là vỏ. Vì quả chín ruột quắt chỉ còn vỏ với xơ nên gọi là chỉ xác.