Sẵn đây chứng có vừng hồng
Xin soi dạ thiếp tấc lòng thẳng ngay
Toàn bộ nội dung
-
-
Đờn cò lên trục kêu vang
Đờn cò lên trục kêu vang
Anh còn thương bậu, bậu khoan có chồng
Muốn cho nhơn ngãi đạo đồng
Anh đây thương bậu như chồng bậu thương
Chiều nay anh thượng lộ hồi hương
Xin bậu ở lại, đừng vầy dươn nơi nào
Ghe anh tới chợ cắm sào
Nghe bậu có chốn anh nhào xuống sông.Dị bản
Chèo ghe tới bến cắm sào
Nghe em có chỗ, anh lộn nhào xuống sôngGhe anh vừa tới cắm sào
Nghe em có chốn, anh muốn nhào xuống sông.
-
Muốn cho nhơn nghĩa đạo đồng
Dị bản
Muốn cho nhơn nghĩa đạo đồng
Em thề thương bạn như chồng của emMuốn cho nhơn nghĩa đạo đồng
Tôi đây thương bạn như chồng bạn thương
-
Gặp anh, em chửa kịp chào
Gặp anh, em chửa kịp chào
Hai bên còn lạ, sao vào đứng chung? -
Muốn làm nghề chớ nề học hỏi
-
Rửa tay cho trắng, ngắt ngọn rau đắng cho tươi
-
Bao giờ cho hương bén hoa
-
Cua chết bỏ, vọ vọ chết ăn
-
Người ta câu bể câu sông
-
Thư dưới gửi lên
-
Vượn lìa cây có ngày vượn rũ
-
Bòn lúa chét, nhét miệng voi
-
Chàng về thiếp một theo mây
-
Bác mẹ già phơ phơ đầu bạc
-
Đi đâu cho thiếp đi cùng
Đi đâu cho thiếp đi cùng
Đói no thiếp chịu, lạnh lùng thiếp cam
Ví dù tình có dở dang
Thì cho thiếp đón đò ngang thiếp vềVideo
-
Đôi ta lấm tấm hoa nhài
-
Múa rìu qua mắt thợ
Múa rìu qua mắt thợ
-
Muốn ăn oản Bụt cho thơm
-
Múa tay trong bị
Dị bản
Múa tay trong bụng
-
Vừa bằng lá tre, ngo ngoe dưới nước
Chú thích
-
- Vầng hồng
- Mặt trời (vầng hồng: khối lớn màu đỏ).
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Nhơn ngãi
- Nhân nghĩa (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Chữ đồng
- Từ cụm từ Hán Việt "đồng tâm đái," hoặc "dải đồng," chỉ sợi thắt lưng ngày xưa có hai dải lụa buộc lại với nhau. Văn chương cổ dùng từ "chữ đồng" hoặc "đạo đồng" để chỉ sự kết nguyền chung thủy của vợ chồng.
Đã nguyền hai chữ đồng tâm
Trăm năm thề chẳng ôm cầm thuyền ai
(Truyện Kiều)
-
- Thượng lộ hồi hương
- Lên đường về quê.
-
- Dươn
- Duyên (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Ghe
- Thuyền nhỏ, thường đan bằng tre (gọi là ghe nan) hoặc bằng gỗ. Từ này đôi khi được dùng để chỉ tàu thuyền nói chung, nhất là ở vùng Trung và Nam Bộ.
-
- Sào
- Gậy dài, thường bằng thân tre. Nhân dân ta thường dùng sào để hái trái cây trên cao hoặc đẩy thuyền đi ở vùng nước cạn.
-
- Nghĩa nhân
- Cũng viết nhân nghĩa, nghĩa là "lòng yêu thương người (nhân) và biết làm điều phải (nghĩa)." Hiểu rộng là đạo nghĩa sống ở đời.
-
- Nề hà
- Ngại việc khó khăn.
Bờ trơn ta chẳng nề hà
Bàn chân bám chặt khó sa xuống bờ
(Tải gạo tiếp tế miền Đông - Bảo Định Giang)
-
- Rau đắng
- Cũng gọi là cây càng tôm, cây biển súc, một loại rau hình mũi mác, có vị đắng, thường được dùng làm rau sống hay chế biến nhiều món khác nhau, hoặc làm thuốc.
Nghe bài hát Còn thương rau đắng mọc sau hè.
-
- Bạc hai mươi
- Lối cho vay bạc ngày xưa, cứ một trăm đồng thì con nợ phải trả hai mươi đồng lời trong một tháng. Cũng gọi là "xanh xích đít đuôi" (theo âm tiếng Pháp cinq six dix douze, nghĩa là năm-sáu, mười-mười hai: Năm đồng vốn thì cả vốn lẫn lời là sáu; mười đồng vốn thì cả vốn lẫn lời là mười hai đồng).
-
- Bén
- Chạm vào, quen với, gắn bó với.
Lá thư tình xưa nhớ lúc trao tay
Còn e ấp thuở duyên vừa mới bén
(Lá thư ngày trước - Vũ Hoàng Chương)
-
- Màu đào
- Màu đỏ phơn phớt như màu hoa đào.
-
- Thuyền không
- Thuyền trống, không có người.
-
- Bến Giang Đình
- Bến đò cổ Giang Đình (Giang Đình cổ độ). Theo sách Nghi Xuân địa chí của Lê Văn Diễn, trước kia bến đò này có tên Tả Ao, chạy dài từ xã Uy Viễn (Xuân Giang) xuống đến làng Yên Lưu (nay là thị trấn Nghi Xuân, Hà Tĩnh).
Cuối năm 1771, khi Xuân Quận công Nguyễn Nghiễm hồi hưu, dân làng dựng một ngôi đình tạm ba gian, ngay trước bến sông, cắm cờ rợp trời từ bến sông đến cổng chính gia tộc họ Nguyễn để đón rước. Để đáp lại tấm lòng của dân làng, ông đã bỏ tiền xây lại ngôi đình trước bến thành ngôi đình khang trang, làm nơi hội họp và lễ mừng đăng khoa. Từ đó, bến sông này được mang tên bến Giang Đình. Hiện nay tại đây chỉ còn lại vài dấu vết như gốc cây đa, giếng nước, lò nung vôi.
-
- Còn không
- Còn chưa có ai.
-
- Ghẹ
- Vùng Bắc Trung Bộ gọi là con vọ vọ, một loại cua biển, vỏ có hoa, càng dài, thịt nhiều và ngọt hơn cua đồng.
-
- Bể
- Biển (từ cũ).
-
- Su sơ
- Ngu ngơ (theo Việt Nam Tự điển Khai Trí Tiến Đức).
-
- Vượn
- Tên gọi chung chỉ các loài giống khỉ, có tầm vóc nhỏ, nhanh nhẹn và uyển chuyển nhất trong số các loài thú sống trên cây cao mà không biết bay. Mỗi loài vượn có tiếng hú riêng. Tùy từng loài và phụ thuộc vào giới tính mà bộ lông của vượn có thể có màu từ nâu sẫm tới nâu nhạt, có khi đốm loang màu đen hay trắng. Vượn toàn trắng rất hiếm. Vượn sinh sống ở Đông Nam Á chủ yếu thuộc chi vượn lùn và vượn mào.
-
- Lúa chét
- Lúa mọc lên từ gốc ra của cây lúa đã thu hoạch. Đây là nguồn lúa quý báu cho bà con nghèo vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là mùa nước nổi sắp về. Nếu siêng ra đồng gặt lúa chét, dân nghèo sẽ dự trữ được nguồn lương thực, không còn lo thiếu ăn.
-
- Bác mẹ
- Cha mẹ (từ cổ).
-
- Trứng nước
- (Trẻ con) còn non nớt, thơ dại, cần được chăm chút, giữ gìn.
-
- Ví dầu
- Nếu mà, nhược bằng (từ cổ). Cũng nói là ví dù.
-
- Nhài
- Còn gọi là lài, loại cây nhỏ có hoa màu trắng rất thơm. Nhân dân ta thường dùng hoa lài để ướp trà.
-
- Oản
- Bánh làm bằng xôi nếp hoặc bột bánh khảo nén vào khuôn hình nón cụt để cúng.
-
- Nếp
- Loại lúa cho hạt gạo hạt to và trắng, nấu chín thì trong và dẻo, thường dùng thổi xôi, làm bánh.
-
- Đơm
- Lấy, xới cơm hay xôi từ nồi vào vật đựng khác (đơm xôi, đơm cơm).