Gà trống nuôi con
Toàn bộ nội dung
-
-
Ớ này cô mặc áo nâu
Ớ này cô mặc áo nâu
Đầu đội nón lá, đi đâu vội vàng? -
Mèo không chê chủ khó, chó không chê chủ nghèo
Mèo không chê chủ khó,
Chó không chê chủ nghèo -
Mẹ tròn con vuông
Mẹ tròn con vuông
-
Lên thác xuống ghềnh
Lên thác xuống ghềnh
-
Cây kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra
Cây kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra
-
Giấu đầu hở đuôi
Giấu đầu hở đuôi
-
Lên bờ xuống ruộng
Lên bờ xuống ruộng
-
Lên voi xuống chó
-
Chợ Sài Gòn đèn xanh, đèn đỏ,
Chợ Sài Gòn đèn xanh, đèn đỏ
Anh coi không tỏ, anh ngỡ đèn tàu
Lấy anh, em đâu kể sang giàu
Rau dưa mắm muối có nơi nào hơn emDị bản
Chợ Bến Thành đèn xanh đèn đỏ
Anh nhìn cho tỏ thấy rõ đèn màu
Lấy em anh đâu kể sang giàu
Rau dưa mắm muối chẳng nơi nào hơn em
-
Hoa thơm ong bướm đang mê
-
Hai ta sang một chuyến đò
-
Hôm nay mười bốn, mai rằm
Hôm nay mười bốn, mai rằm
Chín tháng cũng đợi, mười năm cũng chờ
Trăm năm quyết đợi, quyết chờ
Dẫu mà tóc bạc như tơ cũng đành -
Hỏi chàng chìa khóa ai cầm
-
Mặt xanh như đít nhái
Mặt xanh như đít nhái
-
Hoàng triều Bảo Đại tứ niên
-
Đi đâu mà chẳng thấy về
Đi đâu mà chẳng thấy về
Hay là ăn cận ngồi kề với ai? -
Đồng bấc thì qua, đồng quà thì nhớ
-
Duy Tân niên hiệu vua ta
-
Ai ơi, đi lính cho Tây
Chú thích
-
- Lên voi xuống chó
- Sự thay đổi địa vị, quyền lực hay số phận thất thường, lúc thấp lúc cao, lúc phát đạt lúc lụn bại.
-
- Chợ Bến Thành
- Còn gọi là chợ Sài Gòn, ban đầu được xây bằng gạch, sườn gỗ, lợp tranh, nằm bên cạnh sông Bến Nghé, gần thành Gia Định (nên được gọi là Bến Thành). Sau một thời gian, chợ cũ xuống cấp, người Pháp cho xây mới lại chợ tại địa điểm ngày nay. Chợ mới được xây trong khoảng hai năm (1912-1914), cho đến nay vẫn là khu chợ sầm uất bậc nhất của Sài Gòn, đồng thời là biểu tượng của thành phố.
-
- Phỉ
- Đủ, thỏa mãn. Như phỉ chí, phỉ dạ, phỉ nguyền...
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Giang sơn
- Cũng gọi là giang san, nghĩa đen là sông núi, nghĩa rộng là đất nước. Từ này đôi khi cũng được hiểu là cơ nghiệp.
-
- Tảo tần
- Cũng như tần tảo, chỉ người phụ nữ khéo thu vén công việc trong nhà. Tần 苹 là bèo, tảo 藻 là rong, hai thứ rau cỏ mọc dưới nước, người Trung Hoa cổ dùng vào việc cúng tế. Thơ "Thái tần" trong Kinh Thi ca ngợi người vợ biết chu toàn việc cúng tế tổ tiên, viết: "Vu dĩ thái tần, nam giản chi tân. Vu dĩ thái tảo, vu bỉ hành lạo" (Hái bèo ở đâu, bên bờ khe nam. Hái rong ở đâu, bên lạch nước kia). "Tảo tần" còn chỉ sự vất vả cực khổ.
-
- Bảo Đại
- (1913-1997) Hoàng đế thứ mười ba và cuối cùng của triều Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng ở nước ta, đồng thời cũng là quốc trưởng đầu tiên của Đế quốc Việt Nam (3/1945) và Quốc gia Việt Nam (7/1949). Ông sinh tại Huế, là con vua Khải Định, có tên huý là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy. Ông có một câu nói nổi tiếng khi chính thức thoái vị và trao ấn tín, quốc bảo của hoàng triều cho cách mạng vào ngày 23 tháng 8 năm 1945: Trẫm muốn được làm Dân một nước tự do, hơn làm Vua một nước bị trị. Cuối đời ông sống lưu vong tại Pháp và qua đời trong lặng lẽ vào ngày 31 tháng 7 năm 1997, thọ 85 tuổi.
-
- Bảo Đại tứ niên
- Bảo Đại năm thứ 4, tức năm 1929.
-
- Sâu keo
- Một loại sâu ăn lúa, phá hoại mùa màng, phát triển mạnh có thể tạo thành nạn dịch.
-
- Ngũ tỉnh
- Năm tỉnh giáp với Hà Nội: Thái Nguyên ở phía bắc, Bắc Ninh và Hưng Yên ở phía đông và đông nam, Hà Tây và Vĩnh Phúc ở phía nam và phía tây. Khái niệm này được dùng trong một số giai đoạn lịch sử của nước ta.
-
- Đồn điền
- Trang trại có quy mô lớn, trồng những loại cây công nghiệp như bông gòn, thuốc lá, cà phê, chè, mía, cao su, cây lấy gỗ hoặc cây ăn trái. Vào thời Pháp thuộc, người Pháp mở rất nhiều đồn điền cao su, cà phê... ở các tỉnh Nam Kỳ, mộ dân phu làm lụng vô cùng cực nhọc với mức công rẻ mạt.
-
- Cu li
- Từ tiếng Pháp coolie, chỉ người lao động làm những công việc nặng nhọc.
-
- Bấc
- Sợi vải tết lại, dùng để thắp đèn dầu hoặc nến. Ở một số vùng quê, bấc còn được tết từ sợi bông gòn. Hành động đẩy bấc cao lên để đèn cháy sáng hơn gọi là khêu bấc.
-
- Đồng bấc
- Tiền để mua bấc thắp đèn.
-
- Đồng quà
- Tiền để mua quà bánh.
-
- Đồng bấc thì qua, đồng quà thì nhớ
- Việc cần làm thì không nhớ, chỉ nhớ chuyện quà bánh; không quan tâm việc quan trọng, lại để ý việc nhỏ nhặt.
-
- Duy Tân
- (19 tháng 9, 1900 – 26 tháng 12, 1945) Hoàng đế thứ 11 của nhà Nguyễn (ở ngôi từ 1907 tới 1916), sau vua Thành Thái. Ông lên ngôi khi mới 8 tuổi, và càng lớn càng tỏ thái độ bất hợp tác với Pháp. Năm 1916, ông bí mật liên lạc với các lãnh tụ Việt Nam Quang Phục Hội như Thái Phiên, Trần Cao Vân để tổ chức khởi nghĩa. Dự định thất bại, ông bị bắt và đày đến đảo Réunion ở Ấn Độ Dương. Trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939 - 1945) ông gia nhập quân Đồng Minh chống phát xít Đức. Ngày 26 tháng 12 năm 1945, ông mất vì tai nạn máy bay ở Cộng hoà Trung Phi, hưởng dương 45 tuổi. Ngày 24 tháng 4 năm 1987, thi hài ông được đưa từ đảo Réunion về Việt Nam, rồi đưa về an táng tại Lăng Dục Đức, Huế cạnh lăng mộ vua cha Thành Thái.
-
- Tất niên
- Cuối năm (từ Hán Việt).
-
- Truân chuyên
- Vất vả. Từ này có gốc từ từ Hán Việt truân chiên 迍邅 nghĩa là "Vướng víu, chật vật không bước lên được" (theo Thiều Chửu).
-
- Chiêm
- (Lúa hay hoa màu) gieo cấy ở miền Bắc vào đầu mùa lạnh, khô (tháng mười, tháng mười một) và thu hoạch vào đầu mùa nóng, mưa nhiều (tháng năm, tháng sáu), phân biệt với mùa. Đây cũng là cách gọi tắt của "lúa chiêm." Theo sách Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quý Đôn, người Việt trước đây đã học cách trồng một số giống lúa gieo vào mùa đông, thu hoạch vào mùa hạ từ người Chiêm Thành, nên gọi là lúa chiêm hay lúa chăm.