Kiểng sầu nhớ ai nảy lá nứt chồi
Anh đây sầu bạn đứng ngồi không yên.
Toàn bộ nội dung
-
-
Nước mắm ngon thượng thủ
-
Thác xuống âm ty, hồn đi chín suối
-
Xa nhau khó đứng khó ngồi
-
Mình ơi! Đừng đặng cá quên nơm
-
Thương ai, thương hết nội nhà
-
Hỡi cô thắt lưng bao xanh
-
Đôi ta như tượng mới tô
-
Nhìn nàng, lụy nhỏ thấm bâu
-
Bắc Nam lòng chẳng thương tình
-
Một vũng nước trong
Một vũng nước trong,
Một dòng nước đục,
Một trăm người tục,
Một chục người thanh
Biết ai tâm sự cho thình
Mua tơ thêu lấy tượng Bình Nguyên Quân.Video
-
Con đò với gốc cây đa
-
Cô kia con gái nhà nông
Cô kia con gái nhà nông
Cả ngày sao cứ chổng mông lên trời?
– Anh ơi nông vụ kịp thời
Mông em mà không chổng, lấy gì anh ăn?Dị bản
-
Con cò lặn lội bờ sông
Con cò lặn lội bờ sông
Ngày xuân mòn mỏi má hồng phôi pha
Em về giục mẹ cùng cha
Chợ trưa, dưa héo nghĩ mà buồn tênh -
Bảo vâng, gọi dạ, con ơi
Bảo vâng, gọi dạ, con ơi
Vâng lời sau trước, con thời chớ quên
Công cha nghĩa mẹ khôn đền,
Vào thưa, ra gửi mới nên con người. -
Chữ thiên là trời, trời cao lồng lộng
-
Dứt tình kẻ ở người đi
-
Ngó lên ngó xuống thì vui
Dị bản
Ngó đây ngó đó thì vui
Ngó về quê mẹ, bùi ngùi nhớ thươngNgó đây ngó đó thì vui
Ngó về xóm cũ ngùi ngùi nhớ em
-
Ngắn hơi kêu chẳng thấu trời
-
Ngó lên trời, trời cao lồng lộng
Chú thích
-
- Kiểng
- Cảnh (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Chữ "Cảnh" là tên của Nguyễn Phúc Cảnh (con cả của chúa Nguyễn Ánh), người được đưa sang Pháp làm con tin để đổi lấy sự giúp đỡ đánh nhà Tây Sơn, vì vậy được gọi trại ra thành "kiểng" để tránh phạm húy.
-
- Thượng thủ
- Hơn hết, trên hết.
-
- Âm phủ
- Cũng gọi là âm ty, âm cung, một khái niệm trong tín ngưỡng dân gian của nhiều dân tộc. Theo đó, linh hồn của người chết sẽ được đưa đến âm phủ, được luận xét công tội khi còn là người trần, sau đó tuỳ mức độ công tội mà được đưa đi đầu thai (thành người hoặc vật) hoặc phải chịu các hình phạt khủng khiếp. Trong văn hoá Trung Hoa và Việt Nam, âm phủ cũng có hệ thống như trần gian: đứng đầu âm phủ là Diêm Vương (cũng gọi là Diêm La Vương, nên âm phủ còn có tên là Điện Diêm La), dưới là các phán quan, cuối cùng là các quỷ dạ xoa.
-
- Chín suối
- Cõi chết. Từ này bắt nguồn từ chữ Hán cửu tuyền. Theo Thế thuyết, sau khi Ân Trọng Kham chết, Hoàn Huyền hỏi Trọng Văn: "Cha ngươi là Trọng Kham là người như thế nào?" Trọng Văn nói: "Tuy không thể làm sáng tỏ một đời, cũng đủ để soi rọi khắp cửu tuyền."
Trên tam đảo, dưới cửu tuyền
Tìm đâu thì cũng biết tin rõ ràng
(Truyện Kiều)
-
- Nồi
- Nùi (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Nơm
- Dụng cụ bắt cá, được đan bằng tre, hình chóp có miệng rộng để úp cá vào trong, chóp có lỗ để thò tay vào bắt cá.
-
- Gá nghĩa
- Kết nghĩa (gá nghĩa vợ chồng, gá nghĩa anh em), tiếng miền Nam còn đọc trại thành gá ngãi.
-
- Nội nhà
- Khắp trong nhà, tất cả mọi người trong nhà.
-
- Yên Lãng
- Tên nôm là làng Láng, nay thuộc phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội, xưa thuộc xã Yên Lãng, gần cửa Bảo Khánh, thành Thăng Long. Làng có nghề trồng rau, trong đó nổi tiếng nhất là rau húng. Húng Láng khi trồng ở làng thì có một hương vị riêng rất đặc biệt, hương vị này không còn nếu đem đi trồng ở làng khác.
-
- Rau húng
- Tên chung cho một số loài rau thuộc họ Bac Hà. Rau húng có nhiều loài, tên gọi mỗi loài thường chỉ mùi đặc trưng hay cách sinh trưởng của cây như húng quế (miền Nam gọi là rau quế) có mùi quế, húng chanh (miền Nam gọi là rau tần dày lá) có mùi tương tự chanh, húng lủi vì cây rau bò sát mặt đất... Ở miền Trung và miền Nam, một số loài húng được gọi tên là é. Rau húng là gia vị đặc sắc và không thể thiếu trong các món ăn dân gian như nộm, dồi, lòng lợn, tiết canh, thịt vịt, phở, bún... Tinh dầu trong lá và ngọn có hoa của một số loại húng được có tác dụng chữa bệnh (ví dụ húng chanh trị ho) hoặc dùng làm nguyên liệu sản xuất hương phẩm. Ở miền Nam, người ta lấy hạt húng quế (hạt é) làm nước uống giải nhiệt.
Làng Láng thuộc Thăng Long xưa là nơi nổi tiếng với nghề trồng rau húng lủi, gọi là húng Láng.
-
- Tô tượng
- Một bước quan trọng trong nghệ thuật điêu khắc cổ truyền của dân tộc ta, bao gồm việc sơn son thếp vàng, thể hiện nét mặt, tinh chỉnh các đường nét và các khối bề mặt của một bức tượng, thường là tượng gỗ hoặc tượng đất, làm sao cho bức tượng sống động, có tinh thần.
-
- Lụy
- Nước mắt (phương ngữ Nam Bộ, nói trại từ lệ).
-
- Bâu
- Cổ áo.
-
- Nhạn
- Vốn nghĩa là con ngỗng trời. Theo Thiều Chửu: Chim nhạn, mùa thu lại, mùa xuân đi, cho nên gọi là hậu điểu 候鳥 chim mùa. Chim nhạn bay có thứ tự, nên anh em gọi là nhạn tự 雁序. Có khi viết là nhạn 鴈. Ta gọi là con chim mòng. Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của cũng chép “Nhạn: Thứ chim giống con ngỗng.” Trong văn học cổ ta thường bắt gặp những cụm từ "nhạn kêu sương," "tin nhạn." Hiện nay từ này thường được dùng để chỉ chim én.
-
- Bắc nam
- Phương bắc và phương nam. Thường dùng để nói về sự xa cách, phân li.
-
- Sao đang
- Sao nỡ đành.
-
- Bình Nguyên Quân
- Tên thật là Triệu Thắng, tướng quốc nước Triệu thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc, được phong đất Bình Nguyên nên gọi là Bình Nguyên Quân. Cũng như Mạnh Thường Quân ở Tề và Tín Lăng Quân ở Ngụy, Bình Nguyên Quân người rất hiếu khách. Trong nhà ông bao giờ cũng có thực khách đến hàng ngàn người.
-
- Đa
- Một loại cây thân thuộc, được coi như biểu tượng của làng quê Việt Nam, cùng với giếng nước và sân đình. Cây đa cổ thụ có tán rất rộng, có nhiều gốc và rễ phụ. Ở một số địa phương, cây đa còn được gọi là cây đa đa, hoặc cây da. Theo học giả An Chi, tên cây bắt nguồn từ đa căn thụ 多根樹 (cây nhiều rễ), “một hình thức dân dã mà văn chương Phật giáo dùng để mô tả và gọi tên cây một cách súc tích nhất có thể có.”
-
- Chổng
- Giơ ngược một bộ phận nào đó lên cao.
-
- Nông vụ
- Vụ mùa làm ruộng (từ Hán-Việt).
-
- Nông vụ chí kì
- Đến mùa làm nông (lúa, ngô...).
-
- Thiên
- Trời (từ Hán-Việt).
-
- Địa
- Đất (từ Hán-Việt).
-
- Hà
- Sông (từ Hán Việt).
-
- Lai láng
- Tràn đầy khắp nơi như đâu cũng có. Từ này cũng được dùng để chỉ trạng thái tình cảm chứa chan, tràn ngập.
Lòng thơ lai láng bồi hồi,
Gốc cây lại vạch một bài cổ thi.
(Truyện Kiều)
-
- Thinh thinh
- Thênh thênh (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Kim Trọng
- Một nhân vật trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du. Kim Trọng là một thư sinh hào hoa phong nhã, bạn học của Vương Quan (em ruột Thúy Kiều). Kiều và Kim Trọng gặp và đem lòng yêu nhau. Khi phải bán mình chuộc cha, Kiều nhờ em là Thúy Vân thay mình gá nghĩa cùng Kim Trọng. Sau mười lăm năm lưu lạc, hai người lại đoàn viên.
-
- Thúy Kiều
- Nhân vật chính trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du. Thúy Kiều là một người con gái tài sắc vẹn toàn, vì bán mình chuộc cha mà phải trải qua mười lăm năm lưu lạc, gặp nhiều đắng cay khổ sở, "thanh lâu hai lượt thanh y hai lần," cuối cùng mới được đoàn viên cùng người tình là Kim Trọng.
-
- Ngó
- Nhìn, trông (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Bùi ngùi
- Cảm giác buồn đến như muốn khóc vì thương cảm, nhớ tiếc.
-
- Ngãi
- Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Duyên nợ
- Theo giáo lí nhân quả của nhà Phật, hai người gặp nhau được là nhờ duyên (nhân duyên), và nên nghĩa vợ chồng để trả nợ từ kiếp trước.
-
- Chơi vơi
- Trơ trọi giữa một không gian rộng lớn, không biết bám víu vào đâu.
-
- Chiêm bao
- Nằm mơ.