Đêm nằm võng rách còng queo
Ông bá hộ tới nói, chê nghèo không ưng
Đêm nằm võng rách còng queo
Dị bản
Em nằm võng rách còng queo
Bá hộ tới nói chê nghèo không ưng
Em nằm võng rách còng queo
Bá hộ tới nói chê nghèo không ưng
Nực cười thầy bói soi gương
Thầy tu chải chấy, cá mương hóa rồng
Tôi yêu anh vạn, tôi mến anh nghìn
Anh có ăn thuốc, đưa tiền tôi mua!
Mình về ta nắm lấy đuôi
Ta trói bốn cẳng, ta thui cho vàng!
Đêm khuya gà gáy o o
Áp chồng mà ngủ, không cho đi cày
Công anh làm rể chương đài
Ăn hết mười một, mười hai vại cà
Giếng đâu thì dắt anh ra
Chẳng thì anh chết với cà đêm nay!
Công anh làm rể có tài
Một mình ăn hết mười hai vại cà
Giếng đâu thì dắt anh ra
Kẻo mà anh chết theo cà nhà em
Nước sông lững đững, lờ đờ
Đò đâu chẳng thấy anh chờ hết hơi
Tay bưng một dĩa mắm lầm
Vừa đi vừa hát, té cái ầm xuống sông
Lời nguyền có cụm núi xanh
Bao giờ cội rũ thì cành mới rơi
Cùng với bánh chưng, bánh giầy có thể tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa. Bánh có màu trắng, hình tròn, được coi là đặc trưng cho bầu trời trong tín ngưỡng của người Việt. Có ý kiến lại cho rằng bánh chưng và bánh giầy tượng trưng cho dương vật và âm hộ trong tín ngưỡng phồn thực Việt Nam.
Trước giờ ra về, bao giờ nó cũng bóc thị ra và hai đứa tôi cùng ăn. Ăn xong, chúng tôi không quên dán những mảnh vỏ thị lên bàn rồi ngoẹo cổ nhìn. Những mảnh vỏ thị được bóc khéo khi dán lên bàn hoặc lên tường trông giống hệt một bông hoa, có khi là hoa quì, có khi là hoa cúc đại đóa, có khi là một loài hoa không tên nào đó màu vàng.
(Mắt biếc - Nguyễn Nhật Ánh)
Nào người phượng chạ loan chung,
Nào người tiếc lục tham hồng là ai
(Truyện Kiều)