Sống thì sống đủ một trăm
Chết thì chết đúng hai nhăm tháng mười
Toàn bộ nội dung
-
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Léo nhéo như mèo cháy lồn
Léo nhéo như mèo cháy lồn
-
Cả vóc cả keo
-
Cá sẩy cá lớn
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Lồn em lồn bạc lồn vàng
Lồn em lồn bạc lồn vàng
Thương cho lồn chị, lồn gang lồn đồng
Lồn em ấp phượng ấp rồng
Thương cho lồn chị ngồi không ngáp ruồi
Lồn em kẻ ngược người xuôi
Tủi thay lồn chị à ơi một mình
Một đêm em bán chữ tình
Hơn mười đời chị chữ trinh để thờ -
Cây luồng mà bỏ u rê
-
Anh đi đắp phượng đắp cù
-
To đàng cấy, nậy ngã ba
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Mất tiền thật, phết lồn mo
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Nghĩ lại thì dái chẳng còn
Nghĩ lại thì dái chẳng còn
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Em là con gái chợ Cồn
-
Giã giò con cò biết bay
-
Xay lúa, xay lúa
-
Xe âm cung vội giục, đò tạo hóa vội đưa
-
Xé mắm còn hòng mút tay
Dị bản
Xé mắm mút tay
-
Ai mà chồng bỏ chồng chê
Ai mà chồng bỏ chồng chê
Xức dầu khuynh diệp chồng mê tới già -
Ăn nhín nhín bà Chín bẻ răng
Dị bản
Ăn nhín nhín bà Chín bẻ răng,
Ăn nhiều nhiều bà Kiều bẻ cổ
-
Nắng Sơn Tây, mây Ba Vì
-
Cẩn tắc vô ưu
Dị bản
Cẩn tắc vô áy náy
-
Sống thì lâu chết giỗ đầu mấy chốc
Sống thì lâu chết giỗ đầu mấy chốc
Dị bản
Sống thì lâu chết giỗ đầu nay mai
Chú thích
-
- Theo tác giả Đỗ Đức: Hai nhăm tháng mười “là ngày bắt đầu có cơm mới, khi mùa màng thu hoạch xong, rơm lên đống, thóc vào bồ.” (Từ câu ca dao — Thanh Niên Online, 10/08/2014).
-
- Keo
- (Chỉ sự) gieo xuống, ngã xuống (Đại Nam quấc âm tự vị - Huình Tịnh Của).
-
- Cả vóc cả keo
- Sức vóc to lớn thì ngã đau hơn. Nghĩa bóng chỉ người danh lợi nhiều khi gặp nạn thì cũng mất mát, nhục nhã nhiều.
-
- Cá sẩy cá lớn
- Con cá sẩy mất rồi, không ai thấy thì muốn khoe khoang, khoác lác nó lớn thế nào cũng được.
-
- Luồng
- Cũng gọi là mét, một giống tre có giá trị kinh tế cao, thường được dùng làm nhà, đóng bè mảng, đan lát, làm đũa, làm mĩ nghệ, làm than... Tre có thể bóc mỏng như kiểu bóc gỗ, măng rất ngon. Ở nước ta tre luồng chủ yếu có ở Thanh Hóa, nơi hiện nay có nghề trồng và thu mua tre luồng làm nguyên liệu phục vụ cho sản xuất các mặt hàng xuất khẩu.
-
- Cù cù
- Chim cu (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Lỗ lù
- Lỗ khoét trên thành hoặc dưới đáy các vật đựng nước hay ghe thuyền, dùng để xả nước khi cần.
-
- Nậy
- Lớn (phương ngữ Nghệ Tĩnh).
-
- Mo
- Phần vỏ ngoài của hoa dừa hay hoa cau. Khi hoa còn non chưa nở, mo màu xanh, hai cánh dạng thuyền úp lại che chở cho hoa bên trong. Mo tự tách ra khi hoa nở và khô dần đi khi cây đậu quả. Mo cau, mo dừa già sẽ tự rụng xuống hoặc được người trồng giật xuống khi thu hái quả. Mo cau mềm mại, dẻo dai, được dân ta sử dụng để gói giò (chả) và nhất là gói cơm nắm mang theo khi làm đồng làm rẫy. Cơm nắm mo cau là một hình ảnh quen thuộc và thân thương với người nông dân nước ta.
-
- Chợ Cồn
- Tên chợ có ở nhiều địa phương, như Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Nha Trang...
-
- Giò
- Món ăn làm từ thịt gia súc hoặc gia cầm giã nhuyễn, gói chặt bằng lá chuối và lạt giang rồi luộc chín. Giò là một món ăn phổ biến trong ẩm thực nước ta, với nhiều biến thể như giò lụa (chả lụa), giò thủ, giò bò...
-
- Xương sông
- Loài cây có thân thẳng đứng, cao khoảng một mét hoặc hơn. Lá thuôn dài, mép có răng cưa, có mùi hơi hăng của dầu. Lá xương sông là một loại rau gia vị phổ biến, và cũng là vị thuốc chữa bệnh đường hô hấp, cảm cúm...
-
- Lá lốt
- Một loại cây cho lá có mùi thơm đặc trưng, thường được dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Trong số các món ăn có lá lốt, đặc sắc nhất phải kể đến bò nướng lá lốt. Ở một số địa phương Nam Bộ, loại cây này cũng được gọi là lá lốp.
-
- Làm chay
- Làm lễ cúng để cầu cho linh hồn người chết được siêu thoát, theo quan niệm dân gian.
-
- Công giáo
- Còn được gọi là Thiên Chúa giáo, Kitô giáo hoặc đạo Giatô, một tôn giáo có niềm tin và tôn thờ đức Chúa Trời, Giêsu, các thánh thần. Chữ công có nghĩa là chung, phổ quát, đón nhận mọi người chứ không riêng cho dân tộc hay quốc gia nào. Xuất hiện ở nước ta từ khoảng thế kỉ 16, Công giáo phát triển khá mạnh cho đến ngày nay.
-
- Âm phủ
- Cũng gọi là âm ty, âm cung, một khái niệm trong tín ngưỡng dân gian của nhiều dân tộc. Theo đó, linh hồn của người chết sẽ được đưa đến âm phủ, được luận xét công tội khi còn là người trần, sau đó tuỳ mức độ công tội mà được đưa đi đầu thai (thành người hoặc vật) hoặc phải chịu các hình phạt khủng khiếp. Trong văn hoá Trung Hoa và Việt Nam, âm phủ cũng có hệ thống như trần gian: đứng đầu âm phủ là Diêm Vương (cũng gọi là Diêm La Vương, nên âm phủ còn có tên là Điện Diêm La), dưới là các phán quan, cuối cùng là các quỷ dạ xoa.
-
- Tạo hóa
- Đấng tạo ra vạn vật theo quan niệm của người xưa.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Mắm
- Cá thịt muối mặn, để dành được lâu.
-
- Xé mắm còn hòng mút tay
- Ăn bớt, ăn xén.
-
- Ăn khín
- Ăn nhờ, ăn chực.
-
- Ba Vì
- Tên một dãy núi đất và đá vôi lớn trải trên một phạm vi rộng chừng 5000 ha ở ba huyện Ba Vì (Hà Nội), Lương Sơn và Kỳ Sơn (Hòa Bình), cách nội thành Hà Nội chừng 60km. Dãy Ba Vì có nhiều ngọn núi, nhưng nổi tiếng nhất là Tản Viên, còn gọi là núi Tản. Núi này cao 1281m, gần đỉnh thắt lại, đến đỉnh lại xòe ra như chiếc ô nên gọi là Tản (傘). Ở chân núi Tản có đền Hạ, lưng chừng núi có đền Trung, đỉnh núi có đền Thượng là nơi thờ Sơn Tinh (đức thánh Tản), một trong tứ bất tử, thể hiện cho khát vọng làm chủ thiên nhiên của người Việt.
-
- Nắng Sơn Tây, mây Ba Vì
- Sơn Tây gần như lúc nào cũng nắng nóng, (cũng như) Ba Vì lúc nào cũng có mây phủ.
-
- Cẩn tắc vô ưu
- Cẩn thận thì không phải lo lắng (về sau).