Công phu chuông mõ mỏi mòn
Y phai màu bạc nghiệp còn vấn vương
Toàn bộ nội dung
-
-
Gan teo mấy đoạn, ruột thắt mấy từng
-
Chồng cô, vợ cậu, chồng dì
Chồng cô, vợ cậu, chồng dì
Trong ba người ấy chết thì không tang -
Con ơi con hãy nhớ ghi
-
Căn nợ đâu xe thấu tới bên Tàu
Dị bản
-
Con ơi mẹ bảo con nghe
Con ơi mẹ bảo con nghe
Tháng tư giỗ Bụt, cúng chè đậu xanh -
Chổi tiên quét sạch chùa vàng
Chổi tiên quét sạch chùa vàng
Sửa sang Phật lại để nàng đi tu -
Xay thóc có giàng, việc làng có mõ
-
Xanh đầu con nhà bác, bạc đầu con nhà chú
Xanh đầu con nhà bác
Bạc đầu con nhà chúDị bản
Nhỏ con nhà bác, lớn xác con nhà chú
-
Ù ơ ba trái ù ơ
-
Chèo ghe bẻ bắp bên sông
Chèo ghe bẻ bắp bên sông
Bắp chưa có trái bẻ bông chèo về
Chèo về tới ngõ mụ Đề
Xin năm bảy hột bắp đem về cho conDị bản
Chèo ghe bẻ bắp bên sông
Bắp chưa có trái, bẻ bông chèo về
Chèo về đến ngõ Bồ Đề
Xin ba trái bắp đem về cho con
-
Đời bây giờ võ nghệ huyên thuyên
-
Ba đồng một mớ đàn ông
-
Nghề câu quăng được ăn cá lớn
-
Suy bụng ta mà ra bụng người
-
Ngó lên nuộc lạt mái nhà
-
Có con nỏ muốn ai bồng
-
Bác mẹ em vội tham vàng
Bác mẹ em vội tham vàng
Hang hùm lại ngỡ hang vàng gả con
Trước thời thẹn với nước non
Sau thời cay đắng lòng con đêm ngày
Khi vui có bác mẹ thầy
Cơn sầu em chịu đắng cay một mình
Mang thư ra dán cột đình
Kẻ xuôi người ngược thấu tình em chăng?
Phong ba nổi giữa đất bằng
Một dây một buộc ai giằng cho ra
Thiết gì một cảnh vườn hoa
Mà đem đày đọa thân ta thế này
Biết chăng hỡi bác mẹ thầy
Ngỡ rằng gả bán hóa đày thân con? -
Vợ đôi chồng một lạ gì
Vợ đôi chồng một lạ gì
Mỗi người mỗi bụng ở thì sao nênDị bản
Vợ đôi chồng một ra gì
Mỗi người mỗi bụng tao thích thì phá tan hoang
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Thuyền em bán mấy anh mua cho
Chú thích
-
- Mõ
- Một loại nhạc khí thường làm bằng gỗ, khi gõ có tiếng vang. Trong đạo Phật, Phật tử gõ mõ khi tụng kinh. Ở làng quê Việt Nam xưa, khi muốn thông báo gì thì người ta gõ mõ. Người chuyên làm công việc đánh mõ rao việc làng cũng gọi là mõ.
-
- Y
- Quần áo nói chung (từ Hán Việt).
-
- Đãi bôi
- (Nói chuyện) niềm nở nhưng giả dối, không thực lòng. Theo học giả An Chi, từ này có thể bắt nguồn từ chữ Hán đãi 紿 (lừa dối) và bội 倍 (phản, trái lại). Một số địa phương Nam Bộ phát âm thành đãi buôi hoặc bãi buôi.
-
- Bụt
- Cách gọi dân gian của Phật, bắt nguồn từ cách phiên âm từ Buddha (bậc giác ngộ - Phật) trong tiếng Ấn Độ.
-
- Căn nợ
- Món nợ nần của đôi trai gái từ kiếp trước phải trả trong kiếp này, theo giáo lí nhà Phật.
-
- Nguyệt Lão
- Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.
-
- Tàu
- Cách nhân dân ta gọi nước Trung Quốc hay người Trung Quốc (người Hoa), thường có ý khinh miệt. Theo học giả An Chi, chữ này có gốc từ tào 曹 (quan lại). Bác sĩ Trần Ngọc Ninh giảng là do chữ Tào là họ cuả Ngụy Tào Tháo. Lại có tên Ba Tàu, đến nay vẫn chưa thống nhất nguồn gốc của tên này.
-
- Chệch
- Từ gọi một cách bình dân, thiếu tôn trọng dành cho người Hoa sinh sống ở nước ta. Có ý kiến cho rằng từ này có gốc từ từ a chệch, cách người Triều Châu (một vùng ở Trung Quốc) gọi chú (em của bố). Hiện nay từ này hay bị viết và đọc nhầm là chệt hoặc chệc. Ở miền Bắc, từ này có một biến thể là chú Chiệc.
-
- Giằng cối xay
- Cái cần dài một đầu có một khúc gỗ thọc vào lỗ tai cối, một đầu có thanh gỗ ngang buộc dính vào hai sợi dây từ cành cây hay trên sườn nhà thả thòng xuống. Khi xay bột hay xay lúa, người ta kéo giằng xay để cối quay tròn. Một số địa phương phát âm thành "giàng xay" hay "chàng xay".
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Sáu Hột.
-
- Ghe
- Thuyền nhỏ, thường đan bằng tre (gọi là ghe nan) hoặc bằng gỗ. Từ này đôi khi được dùng để chỉ tàu thuyền nói chung, nhất là ở vùng Trung và Nam Bộ.
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Bảy Hột.
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Tứ Gióng.
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Tam Quăng.
-
- Câu quăng
- Cách câu cá dùng cần dài, mồi thường lớn (ếch, nhái), khi thả câu thì quăng thật xa bờ.
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Ba Bụng.
-
- Nuộc
- Vòng dây buộc.
-
- Lạt
- Tre hoặc nứa chẻ mỏng, dẻo, dùng làm dây buộc.
-
- Nỏ
- Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Bác mẹ
- Cha mẹ (từ cổ).
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Phong ba
- Gió (phong) và sóng (ba). Chỉ khó khăn thử thách.
-
- Vãng lai
- Đi lại (từ Hán Việt).
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Sáu Ghe.