Đinh tai nhức óc
Toàn bộ nội dung
-
-
Ba chìm bảy nổi sáu lại lênh đênh
Ba chìm bảy nổi sáu lại lênh đênh
Bạn nghe ai bào trơn chuốt mỏng bỏ mình bơ ngơ -
Khoai khô mà nấu với đường
Khoai khô mà nấu với đường
Đau nằm liệt giường cũng dậy mà ăn -
Khôn thì dỗ, ngộ thì phỉnh
-
Bàn tay gà bới thì khó
-
Cái sọ trọc như không có tóc
Cái sọ trọc như không có tóc
Kém công danh lao lực về sau -
Biết làm sao biến đặng cây kim
-
Cá trê nướng, nước mắm gừng
-
Buôn gặp chầu, câu gặp chỗ
-
Ai về Thạnh Phú, Tân Hương
-
Ai về Chợ Giữa, Xóm Dưa
-
Áo mặc sao qua khỏi đầu
-
Thơ đúm
Sớm đi chơi hội
Tối về quay tơ
Dải yếm phất phơ
Miếng trầu, mồi thuốc
Miếng ăn, miếng buộc
Miếng gối đầu giường
Muốn tìm người thương
Tìm đâu cho thấy?
Đôi tay nâng lấy
Cất lấy thoi vàng
Cái sợi nằm ngang
Đứt đâu nối đấyĐầu rối biếng gỡ
Tơ rối biếng quay
Lông mặt lông mày
Sao anh biếng đánh
Quần hồ áo cánh
Bác mẹ sắm sanh
May áo để dành
Cho anh mặc mát
Anh mặc cho mát
Anh xếp cho gãy nếp ra
Bác mẹ tuổi già
Con thơ vấn vít … -
Con chim chiền chiện
-
Nắc nẻ bay qua cành cam
-
Ở đây gần miếu xa chùa
Ở đây gần miếu xa chùa
Không yêu, em cấy đạo bùa cho yêu -
Nhất có râu, nhì bầu bụng
-
Mắt nhắm mắt mở
Mắt nhắm mắt mở
-
Gần nhà xa ngõ
-
Đi vô đi ra cũng thằng cha hồi nãy
Đi vô đi ra cũng thằng cha hồi nãy
Chú thích
-
- Ngộ
- Điên dại.
-
- Khó
- Nghèo.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Bâu
- Cổ áo.
-
- Rau tập tàng
- Các loại rau trộn lẫn với nhau, mỗi loại một ít, thường dùng để nấu canh. Có nơi gọi là rau vặt.
-
- Chầu
- Một buổi, một khi. Chầu rày: bữa giờ, ngày giờ, giờ đây (phương ngữ Nam và Trung Bộ).
-
- Tân Hương
- Địa danh vào thế kỉ 19 thuộc tổng Minh Qưới, tỉnh Kiến Hòa, nay thuộc xã Minh Đức, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre. Tại đây cũng có rạch Tân Hương.
-
- Chợ Giữa
- Một địa danh thuộc xã Mỹ Lồng, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.
-
- Áo mặc sao qua khỏi đầu
- Con cháu không khi nào khôn ngoan hơn ông bà cha mẹ. Câu này thường được các bậc ông bà cha mẹ dùng khi răn dạy con cháu.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Thuốc xỉa
- Một nhúm thuốc lào được ngậm bằng môi trên trong lúc ăn trầu để tẩy cổ trầu (nước bọt có màu hồng) và xác trầu bám vào răng. Động tác bỏ thuốc xỉa vào miệng gọi là xỉa thuốc.
-
- Con thoi
- Bộ phận của khung cửi hay máy dệt, ở giữa phình to, hai đầu thon dần và nhọn (vì vậy có hình thoi), có lắp suốt để luồn sợi.
-
- Hồ
- Kĩ thuật làm cho sợi dệt hoặc vải thấm đều một lớp nước có pha lớp bột hoặc keo cho cứng.
-
- Sơn ca
- Cũng gọi là chiền chiện, chà chiện ở Quảng Nam hoặc cà lơi ở Huế, một giống chim thuộc họ chim sẻ, có tiếng hót lảnh lót và kiểu bay liệng lạ mắt. Loài này thường làm tổ ở mặt đất hoặc nơi không cao lắm so với mặt đất. Thức ăn chính là côn trùng.
-
- Nắc nẻ
- Tên gọi chung các loài bướm cỡ lớn, màu nâu, nhiều bụi phấn, thường bay về đêm, đập cánh phành phạch.
-
- Nhất có râu, nhì bầu bụng
- Người già (có râu) và phụ nữ có thai (bầu bụng) phải được chăm sóc, đối xử đặc biệt.
-
- Gần nhà xa ngõ
- Nhà thì ở gần nhau nhưng ít tới thăm viếng nhau.