Toàn bộ nội dung
-
-
Chuyện đời, vợ vợ chồng chồng
Chuyện đời, vợ vợ chồng chồng
Thương nhau cũng vội, dứt lòng cũng mau -
Me đừng mần đĩ
-
Xanh xanh dây mướp leo vào
Xanh xanh dây mướp leo vào
Đôi ta mới gặp, biết chào sao đây? -
Xáp chàng giữa hội đò đưa
Xáp chàng giữa hội đò đưa
Đã bao lần xáp mà chưa dám chào -
Xáp anh em cũng muốn vào
Xáp anh em cũng muốn vào
Sợ rằng môi hở, gió vào lạnh răng -
Cây đa tróc gốc, cái miễu chổng khu
-
Chồng em với em là tình
Chồng em với em là tình
Anh đây là nghĩa, hỏi mình thương ai?
Một mình em đứng giữa hai
Bên tình, bên nghĩa, em thương hết chứ bỏ ai, bớ mình -
Chồng em coi bộ tinh anh
-
Chồng em vốn kẻ đa tình
Chồng em vốn kẻ đa tình
Già không bỏ nhỏ không tha
Xấu như ma hắn cũng hú hí
Xấu như quỷ hắn cũng ăn nằm -
Bến em có gốc dừa tơ
Bến em có gốc dừa tơ
Đêm trăng em đứng, em chờ đợi ai -
Bậu buồn qua dễ chẳng buồn
-
Chim kia tốt đẹp vì lông
Chim kia tốt đẹp vì lông
Gái kia sang trọng vì chồng làm nên -
Em cậy em là gái có chồng
Em cậy em là gái có chồng
Đây chúng anh chưa vợ, nhưng cũng chẳng nằm không tối nào -
Gió bay phơ phất yếm đào
-
Hỏi đây có các cô dì
Hỏi đây có các cô dì
Làm thân con gái có một thì mà thôi
Chia hai, quá nửa phần đời
Bấm gan chịu mãi với đời được sao? -
Tối tăm gắp phải khúc xương
Tối tăm gắp phải khúc xương
Đã gắp thì nuốt, biết nhường cho ai -
Đêm qua em nằm nhà ngang
-
Buồn tình chẳng muốn đeo hoa
-
Em nghe anh thì trong ấm ngoài êm
Em nghe anh thì trong ấm ngoài êm
Không nghe, anh đánh anh chửi thì mềm như dưa
Chú thích
-
- Mèo mả gà đồng
- Mèo mả chỉ mèo sống hoang ngoài nghĩa địa. Về gà đồng, có ý kiến cho rằng chỉ con ếch, nhưng theo hai học giả Đào Duy Anh và An Chi thì đơn giản là gà hoang ở ngoài đồng (đối lập với gà nuôi trong nhà, và tạo thành cặp đẳng lập: mèo ở mả / gà ở đồng). Cả câu chỉ "những hạng người không có căn cứ, vô lại, ví như những kẻ trốn chúa lộn chồng" (Từ điển Truyện Kiều - Đào Duy Anh). Ngày nay thành ngữ này cũng dùng để chỉ chuyện quan hệ nam nữ lăng nhăng, không chính đáng.
-
- Me
- Mẹ (từ địa phương).
-
- Phạt vạ
- Hình phạt ở làng, xã nước ta thời phong kiến, thường là bằng tiền.
-
- Cheo
- Khoản tiền nhà trai nạp cho làng xã bên nhà gái khi làm lễ dạm hỏi theo tục lệ xưa.
-
- Đa
- Một loại cây thân thuộc, được coi như biểu tượng của làng quê Việt Nam, cùng với giếng nước và sân đình. Cây đa cổ thụ có tán rất rộng, có nhiều gốc và rễ phụ. Ở một số địa phương, cây đa còn được gọi là cây đa đa, hoặc cây da. Theo học giả An Chi, tên cây bắt nguồn từ đa căn thụ 多根樹 (cây nhiều rễ), “một hình thức dân dã mà văn chương Phật giáo dùng để mô tả và gọi tên cây một cách súc tích nhất có thể có.”
-
- Miếu
- Trung và Nam Bộ cũng gọi là miễu, một dạng công trình có ý nghĩa tâm linh, tín ngưỡng trong văn hóa nước ta. Nhà nghiên cứu Toan Ánh trong Tín ngưỡng Việt Nam, quyển thượng, cho rằng: Miếu cũng như đền, là nơi quỷ thần an ngự. Miếu nhỏ hơn đền, thường xây theo kiểu hình chữ nhật với hai phần cách nhau bởi một bức rèm, nội điện bên trong và nhà tiền tế bên ngoài… Miếu thường được xây trên gò cao, nơi sườn núi, bờ sông hoặc đầu làng, cuối làng, những nơi yên tĩnh để quỷ thần có thể an vị, không bị mọi sự ồn ào của đời sống dân chúng làm nhộn. Trong miếu cũng có tượng thần hoặc bài vị thần linh, đặt trên ngai, ngai đặt trên bệ với thần sắc hoặc bản sao…
-
- Khu
- Đít, mông (phương ngữ).
-
- Điểm chỉ
- In dấu các lóng ngón tay trỏ vào giấy. Ngày xưa những người không biết chữ, không thể ký tên, phải điểm chỉ vào giấy tờ.
Năm phút, mười phút, nửa giờ... Ông giáo ngẩng lên ngó mặt chị Dậu :
- Chị kia, sang đây tôi đọc cho nghe, rồi điểm chỉ vào!
(Tắt đèn - Ngô Tất Tố)
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Qua
- Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
-
- Yếm
- Trang phục mặc trong của phụ nữ ngày xưa. Yếm là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, dùng để che ngực, thường được mặc chung với áo cánh và áo tứ thân. Trong ca dao ta thường gặp hình ảnh yếm đào hay yếm thắm, cùng có nghĩa là yếm màu đỏ.
-
- Oản
- Bánh làm bằng xôi nếp hoặc bột bánh khảo nén vào khuôn hình nón cụt để cúng.
-
- Nhà ngang
- Gian nhà phụ, đối với nhà chính là nơi có bàn thờ hoặc nơi tiếp khách. Gọi là nhà ngang vì gian nhà nay được xây vuông góc với nhà chính.
-
- Tếch
- Bỏ đi, chuồn đi.