Toàn bộ nội dung
-
-
Ai làm ruột ốc quăn queo
Ai làm ruột ốc quăn queo
Cho duyên tình mỏng, cho bèo lênh đênh -
Đầy tớ thì đi xe hơi
-
Tò he cụ bán mấy đồng
Tò he cụ bán mấy đồng
Tôi mua một chiếc cho chồng tôi chơi
Chồng tôi đánh vỡ đánh rơi
Tôi mua cái mới tôi chơi một mìnhDị bản
Tò he cụ bán mấy đồng
Con mua một chiếc cho chồng con chơi
Chồng con đánh hỏng thì thôi
Con mua chiếc khác con chơi một mình
-
Ngày đêm trông bóng trăng tàn
-
Trên trời có giếng nước trong
-
Hỡi anh đi đường cái quan
Hỡi anh đi đường cái quan
Dừng chân đứng lại em than vài lời
Đi đâu vội thế anh ơi
Công việc đã có chị tôi ở nhàDị bản
Hỡi anh đi đường cái quan
Xin anh đứng lại em than vài lời
Đi đâu vội mấy anh ơi
Cái quần, cái áo như người nhà ta
Cái ô em để trong nhà
Khen ai mở khóa đưa ra cho chàng
-
Làm anh ăn trước bước đầu
-
Khi vui miếng thuốc miếng trầu
-
Học trò đi mò cơm nguội
Học trò đi mò cơm nguội
Lỡ trượt vỏ dưa, té cái đụi, la trời -
Hèn lâu mới gặp thầy Hai
-
Em ơi, em có thương anh
Em ơi, em có thương anh
Em ra canh lính cho anh leo tường -
Em nghĩ thân em như kiếng lấm lem cát bụi
-
Sểnh nhà ra thất nghiệp
-
Trong trắng ngoài xanh
-
Anh về thu xếp cửa nhà
-
Anh về kiếm chốn kẻo già
Anh về kiếm chốn kẻo già
Măng mọc có lứa, người ta có thì
Người ta lấy vợ đông tây
Thân anh ở vậy như cau không buồng
Cau không buồng tháng hai lại có
Anh ở vậy như chó cụt đuôi -
Trò ơi gắng học cho hay
-
Con gái phú ông không chồng mà chửa
-
Bốn bề công nợ eo xèo
Chú thích
-
- Đề lĩnh
- Chức quan coi việc quân sự, giữ gìn trật tự trị an và giao thông công chính ở kinh thành Thăng Long xưa. Đầu đời Lê Tương Dực (1509 - 16), bắt đầu đặt quan đề lĩnh (có chức chưởng đề lĩnh, phó đề lĩnh và đồng đề lĩnh), trông nom việc quân ở bốn mặt thành, tuần phòng ở kinh sư, canh phòng các nơi, tìm bắt kẻ gian. Thời Lê - Trịnh, dùng cả quan văn vào chức đồng đề lĩnh. Ngoài việc phòng gian, khám xét tra hỏi các vụ trộm cướp và đánh nhau, lúc này đề lĩnh còn trông nom các việc cầu cống, đường sá, khai mương, tháo nước, cứu hỏa.
-
- Cầu Long Biên
- Cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng tại Hà Nội, do Pháp xây dựng (1898 - 1902), là cây cầu sắt dài thứ nhì thế giới thời bấy giờ (sau cầu Brooklyn ở Mỹ). Cầu ban đầu mang tên viên Toàn quyền Đông Dương là Paul Doumer, dân gian hay gọi là cầu sông Cái, cầu Bồ Đề, cầu Dốc Gạch. Năm 1954, cầu được đổi tên thành cầu Long Biên. Là một cây cầu lâu năm và có giá trị lịch sử, hiện nay có nhiều đề xuất tu sửa, cải tạo cầu Long Biên.
-
- Tò he
- Một loại đồ chơi dân gian phổ biến ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Tò he được làm bằng bột, ban đầu dùng để cúng lễ, thường có hình thù các con vật như công, gà, trâu, bò, lợn, cá (nên cũng gọi là con giống hay con bánh)... hoặc nải chuối, quả cau, chân giò, đĩa xôi... Sau này, tò he được gắn vào một chiếc kèn ống, ở đầu kèn có quét chút mạch nha. Cái tên tò he có lẽ bắt nguồn từ tiếng thổi kèn. Màu sắc của tò he có nguồn gốc từ tự nhiên: màu vàng làm từ hoa hòe hoặc củ nghệ, màu đỏ từ quả gấc hoặc dành dành, màu đen thì đốt rơm rạ hoặc dùng cây nhọ nồi, màu xanh lấy từ lá chàm hoặc lá riềng...
-
- Nguyệt
- Mặt trăng (từ Hán Việt).
-
- Đường cái quan
- Cũng gọi là đường thiên lí, quan báo, quan lộ, tuyến đường bộ quan trọng bậc nhất nước ta, bắt đầu từ địa đầu biên giới phía bắc ở Lạng Sơn cho tới cực nam Tổ quốc ở Cà Mau. Đường cái quan được cho là xây dựng từ thời nhà Lý, theo dòng Nam tiến của dân tộc mà kéo dài dần xuống phương nam. Đường được tu bổ và hoàn thiện dưới triều Nguyễn rồi mở rộng thêm trong thời Pháp thuộc.
Nghe bản trường ca Con đường cái quan của nhạc sĩ Phạm Duy.
-
- Ngõ hầu
- Rồi mới có thể, sao cho đạt được (từ cũ).
"Thôi thì ai cũng hết sức tự tô lục chuốt hồng, chiều chuộng nịnh hót đức lang quân, ngõ hầu được với luôn thì đã đủ là hân hạnh. Ngày thì họ là những tay quản gia đồn điền của ông chủ. Đêm đến họ là vợ..." (Giông tố - Vũ Trọng Phụng)
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Hèn lâu
- Đã lâu lắm rồi (phương ngữ Bình Định - Phú Yên).
-
- Kiếng
- Kính (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Sểnh
- Đồng nghĩa với sổng, nghĩa là để thoát khỏi, để mất đi cái mình đã nắm được hoặc coi như đã nắm được.
-
- Bánh chưng
- Một loại bánh truyền thống của dân tộc ta, làm từ gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong. Bánh thường được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt và ngày giổ tổ Hùng Vương, nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Theo quan niệm phổ biến hiện nay, cùng với bánh giầy, bánh chưng tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của cha ông ta.
-
- Ắt
- Chắc chắn.
-
- Thầy mẹ
- Cha mẹ (phương ngữ miền Bắc).
Con đi mười mấy năm trời,
Một thân, một bóng, nửa đời gió sương.
Thầy đừng nhớ, mẹ đừng thương,
Cầm như đồng kẽm ngang đường bỏ rơi!
Thầy mẹ ơi, thầy mẹ ơi,
Tiếc công thầy mẹ đẻ người con hư!
(Thư gửi thầy mẹ - Nguyễn Bính)
-
- Nhời
- Lời nói (phương ngữ miền Bắc).
-
- Nguyệt Lão
- Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.
-
- Tơ hồng
- Xem chú thích Nguyệt Lão.
-
- Lạc Hồng
- Con Lạc cháu Hồng (Con của loài chim Lạc, cháu của dòng giống Hồng Bàng). Chim Lạc là một loài chim trong truyền thuyết, được xem là biểu tượng của Âu Lạc, nhà nước thứ hai trong lịch sử nước ta (sau Văn Lang của các vua Hùng). Hồng Bàng là tên gọi chung cho giai đoạn thượng cổ nước ta, chủ yếu dựa trên các truyền thuyết, truyện kể và một số ít bằng chứng khảo cổ học.
Nhân dân ta tự nhận là con Lạc cháu Hồng. Từ "Lạc Hồng" đôi khi được đảo thành Hồng Lạc, tương tự như đối với "con Hồng cháu Lạc."
-
- Phú ông
- Người đàn ông giàu có ở nông thôn ngày xưa.
-
- Phạt vạ
- Hình phạt ở làng, xã nước ta thời phong kiến, thường là bằng tiền.
-
- Eo sèo
- Kêu ca, phàn nàn.