Toàn bộ nội dung
-
-
Vè trách vua Tự Đức hai lòng
Trách vua Tự Đức hai lòng
Đi về bên đạo, bỏ công bên đời
Mần quan ra rồi
Vượt lòng không cạn
Tây sang buôn bán
Viện lấy giữ nhà
Ai biết sự là
Tây sang cướp nước
Khi mới sang, đánh được
Răng không đánh đi cho … -
Thơ từ lão Húng
-
Thôn Nhất hay chửi đéo bà
Dị bản
Thôn Nhất có đất làm quan
Thôn Nhì mở chợ, thôn Trung cặp kè
-
Ngũ phụng tề phi
-
Lũy Ba Đình, dinh ông Thượng
-
Khuyển ưng hai gã Khải Hoan
-
Gớm thay thời buổi Tây, Tàu
Gớm thay thời buổi Tây, Tàu
Bỏ đường trung nghĩa, ham cầu lợi danh -
Kèn Tây đã thổi tò le
-
Hỡi cô tắm mát ao anh
-
Miếng trầu ăn kết làm đôi
Miếng trầu ăn kết làm đôi
Lá trầu là vợ, cau tươi là chồng
Trầu xanh, cau trắng cay nồng
Vôi pha với nghĩa, thuốc nồng với duyên -
Kiểng kia ai để bìm leo
-
Lang thang đón bạn Truông Mây
Dị bản
Giăng tay đón bạn Truông Mây
Thương ai mà bỏ ngồi đây cho đành
-
Trách ai làm đĩa bể ba
Trách ai làm đĩa bể ba
Làm cho chồng vợ cách xa hội này -
Khăn lưng năm bảy mối lòng thòng
-
Nước trong thấy đá, cá lội thấy hình
-
Nhạn còn náo nức hứng sương
-
Chết hai năm, thịt nát xương mùn
-
Đi đâu sao chẳng thấy về
Đi đâu sao chẳng thấy về
Hay là thuốc lú bùa mê ai cầm -
Gặp em giữa chốn vườn đào
Gặp em giữa chốn vườn đào
Ướm lời hỏi bạn: nghèo giàu thương ai?
Chú thích
-
- Chùa Tiên
- Một ngôi chùa cổ, thờ Mẫu, nằm trên núi Đụn, thôn Đồi Ngang, xã Thanh Lưu huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Lễ hội chùa diễn ra từ mùng 1 đến 3 tháng Ba âm lịch.
-
- Tự Đức
- (1829 – 1883) Vị hoàng đế thứ tư của nhà Nguyễn, vương triều cuối cùng trong lịch sử phong kiến nước ta. Thời gian ông ở ngôi đánh dấu nhiều sự kiện trong lịch sử nước ta, trong đó quan trọng nhất là tháng 8/1858, quân Pháp nổ phát súng đầu tiên tấn công Đà Nẵng, mở đầu cho thời kì thống trị của người Pháp ở Việt Nam.
-
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về , hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Mần
- Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...
-
- Răng
- Sao (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Mụ Bồng
- Theo Lịch sử Việt Nam trong tục ngữ, ca dao (Nguyễn Nghĩa Dân): Cô Bồng là vợ lẽ Hoàng Cao Khải, lợi dụng chồng làm quan to, xoay xở trở nên giàu có.
-
- Cô Hồng
- Theo Lịch sử Việt Nam trong tục ngữ, ca dao (Nguyễn Nghĩa Dân): Cô Hồng tức Trần Thị Lan, lấy Tây, vì khéo giao thiệp nên gây được một dinh cơ đồ sộ.
-
- Bạch Thái Bưởi
- (1874 – 1932) Tên thật là Đỗ Thái Bửu, sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở làng An Phúc, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông (nay là Hà Nội). Ông khởi nghiệp bằng nghề ký lục cho một hãng buôn của người Pháp ở phố Tràng Tiền, sau đó lấn dần sang kinh doanh trong các lĩnh vực gỗ, hàng hải, mỏ, văn hóa-in ấn... và đạt được nhiều thành công, trở nên rất giàu có. Riêng về hàng hải, ông khéo sử dụng tinh thần đồng bang, cổ vũ người Việt dùng hàng Việt, nhờ đó đánh bại sự cạnh tranh quyết liệt của người Hoa và người Pháp, trở thành "chúa sông Bắc Kỳ." Ngày 22/7/1932, ông mất vì một cơn đau tim.
Bạch Thái Bưởi được coi là một huyền thoại trong lịch sử doanh thương Việt Nam.
-
- Ba thôn này thuộc làng Trình Phố, nay thuộc xã An Ninh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Xưa kia, người thôn Nhất có thói quen khi nói hay chửi đệm thô tục, thôn Nhì có chợ to thường gọi là Chợ Huyện, thôn Ba (còn gọi là thôn Trung) có nhiều người mưu đồ khởi sự chống Pháp, đồng thời là quê hương của Bùi Viện (1839-1878), một nhà cải cách, nhà ngoại giao của nước ta vào cuối thế kỉ 19.
-
- Ngũ phụng tề phi
- Năm con chim phượng cùng bay, một danh xưng dùng để chỉ 5 người đồng hương cùng đỗ đại khoa trong cùng một khoa thi. Ở nước ta, danh hiệu này thường dùng để chỉ 5 thí sinh tỉnh Quảng Nam cùng đỗ khoa thi Mậu Tuất (1898) đời Thành Thái: Tiến sĩ Phạm Liệu (1872-1936, quê xã Điện Trang, huyện Điện Bàn), tiến sĩ Phan Quang (1875-1939, quê xã Quế Châu, huyện Quế Sơn), tiến sĩ Phạm Tuấn (1852-?, quê xã Điện Quang, huyện Điện Bàn), phó bảng Ngô Chuẩn, tức Ngô Lý (1873-?, quê xã Điện Nam, huyện Điện Bàn), phó bảng Dương Hiền Tiến (1866-?, quê xã Điện Phong, huyện Điện Bàn).
-
- Ba Đình
- Vùng đất gồm ba làng Mậu Thịnh, Mỹ Khê và Thượng Thọ thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Có tên gọi như thế vì ở mỗi làng có một cái đình, ở làng này có thể trông thấy mái đình của hai làng kia. Nơi đây từng là căn cứ của cuộc khởi nghĩa do Đinh Công Tráng làm thủ lĩnh vào cuối thế kỉ 19. Ba Đình có địa thế phòng thủ rất tốt, chung quanh có lũy tre dày phủ kín, nằm giữa một cánh đồng bao la trũng nước, từ đây có thể khống chế được quốc lộ 1, nơi yết hầu của giặc Pháp từ Bắc vào Trung.
-
- Lũy Ba Đình, dinh ông Thượng
- So sánh sự đồ sộ của chiến lũy Ba Đình ở Nga Sơn với dinh thự của tổng đốc Thanh Hóa thời bấy giờ.
-
- Khuyển, ưng
- Chó và chim ưng (từ Hán Việt). Thường dùng để chỉ hạng tay sai cho giặc.
-
- Hoàng Cao Khải
- (1850 - 1933) Nguyên danh Hoàng Văn Khải, đại thần triều Nguyễn. Ông chủ trương thân Pháp, đàn áp các phong trào yêu nước. Ông lại có tài văn học, sáng tác bằng cả chữ Hán lẫn chữ Nôm. Những đánh giá về ông hiện vẫn chưa thống nhất. Sinh thời ông cho xây khu dinh thự, lăng tẩm ở ấp Thái Hà (còn gọi là ấp Hoàng Cao Khải) được đánh giá cao về kiến trúc.
-
- Lê Hoan
- (1856 - 1915) Còn gọi Lê Tôn, một đại thần triều Nguyễn. Trước ông theo Quân Cờ Đen chống Pháp, sau cộng tác với Pháp tham gia khủng bố các phong trào yêu nước, nhất là cuộc khởi nghĩa Yên Thế của Hoàng Hoa Thám. Những đánh giá lịch sử về ông hiện vẫn chưa thống nhất.
-
- Công lênh
- Cũng đọc công linh, công sức bỏ vào việc gì (từ cổ).
-
- Cá mè
- Tên chung của một số loài cá nước ngọt cùng họ với cá chép, có thân dẹp, đầu to, vẩy nhỏ, trắng. Có nhiều loài cá mè, nhưng cá mè trắng và mè hoa là phổ biến hơn cả. Nhân dân ta đánh bắt cá mè để lấy thịt, mỡ và mật cá, vừa để chế biến thức ăn vừa làm thuốc.
-
- Cá chép
- Tên Hán Việt là lí ngư, một loại cá nước ngọt rất phổ biến ở nước ta. Ngoài giá trị thực phẩm, cá chép còn được nhắc đến trong sự tích "cá chép vượt vũ môn hóa rồng" của văn hóa dân gian, đồng thời tượng trưng cho sức khỏe, tài lộc, công danh.
Ở một số địa phương miền Trung, cá chép còn gọi là cá gáy.
-
- Cá trôi
- Một loại cá nước ngọt thuộc họ cá chép, có thể nặng đến vài kí. Thị cá trôi ăn mát và ngọt, thường dùng nấu canh chua hoặc kho. Phần đầu là phần ngon nhất của cá trôi.
-
- Cá chày
- Một loại cá nước ngọt thường gặp ở nước ta, dân gian còn gọi là cá rói. Cá thường sống thành đàn lớn, thân cá gần tròn, đầu to vừa, mõm tù, ngắn, có hai đôi râu bé, mắt nhỏ và đỏ, lưng và đầu hơi đen, bụng vàng hay trắng nhợt. Nhân dân ta thường đánh bắt (câu, lưới) cá chày để chế biến thành các món canh, kho, chiên giòn...
-
- Kiểng
- Cảnh (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Chữ "Cảnh" là tên của Nguyễn Phúc Cảnh (con cả của chúa Nguyễn Ánh), người được đưa sang Pháp làm con tin để đổi lấy sự giúp đỡ đánh nhà Tây Sơn, vì vậy được gọi trại ra thành "kiểng" để tránh phạm húy.
-
- Gá nghĩa
- Kết nghĩa (gá nghĩa vợ chồng, gá nghĩa anh em), tiếng miền Nam còn đọc trại thành gá ngãi.
-
- Loàn
- Loạn, không theo khuôn phép. Nếu dùng cho phụ nữ, từ này thường mang nghĩa "hư hỏng, không đứng đắn."
-
- Truông Mây
- Một địa danh của tỉnh Bình Định, ngày nay thuộc địa phận xóm Ba, thôn Phú Thuận, xã Ân Đức, huyện Hoài Ân. Đây là nơi đã nổ ra cuộc khởi nghĩa nông dân chống nhà Nguyễn vào giữa thế kỉ 18 do chàng Lía khởi xướng. Có tên gọi như vậy vì nơi đây trước kia là một cái truông có nhiều mây rừng mọc dày.
-
- Ái ân
- Nguyên nghĩa là tình ái và ân huệ khắng khít với nhau. Về sau được hiểu là sự âu yếm, giao hợp của vợ chồng hay cặp tình nhân.
-
- Lịch
- Lịch lãm, thanh lịch. Cũng hiểu là xinh đẹp.
-
- Trực tiết
- Cái đốt cây tre thẳng (từ Hán Việt). Nghĩa bóng chỉ lòng ngay thẳng.
-
- Tùng
- Cây thuộc họ thông, thân và tán có dáng đẹp. Tùng có rất nhiều loại, có loại cao lớn, cũng có loại làm cảnh nhỏ. Theo quan điểm Nho giáo, cây tùng thường được ví với lòng kiên trinh, người quân tử.