Toàn bộ nội dung
-
-
Chém tre chẳng dè đầu mặt
-
Khăn nâu áo vải là thường
-
Keo kiết mà đi ăn sương
Keo kiết mà đi ăn sương
Cá lội đầy đường, chim lặn đầy sông -
Anh ra sông Cái tự ải cho mát thân
-
Cầm chày giã gạo phăng phăng
-
Buồn chẳng nói, gọi không trông
-
Bướm bay bướm cũng bạc đầu
-
Em lén vô nhà vuông ngói, em mở trăng trói cho chàng
-
Lòng em không yểm cựu nghinh tân
-
Không cầu ông Phật trong nhà
Không cầu ông Phật trong nhà
Lại đi cầu khẩn quỷ ma ngoài đường -
Yếm thắm mà nhuộm màu hường
-
Chợ Bến Thành mới
-
Chẳng thương chẳng nhớ thì đừng
Chẳng thương chẳng nhớ thì đừng
Lại còn đem đổ nước gừng cho cay -
Kẻ bằm chả người gói nem
-
Kẻ ăn người ở trong nhà
Kẻ ăn người ở trong nhà
Sớm khuya công việc giúp ta nhọc nhằn
Thương người đày đọa chút thân
Chớ nên ngược đãi lòng nhân mới là -
Kéo gỗ thì mạnh con trai
-
Nghe bậu than thân bậu
-
Thân anh tỉ như cánh buồm treo trước gió
-
Đây với đó như gió gặp buồm
Đây với đó như gió gặp buồm,
Xin anh xét lại, thương dùm phận em.
Chú thích
-
- Nác
- Nước (phương ngữ một số vùng ở Bắc Trung Bộ).
-
- Khái
- Con hổ.
-
- Lòi
- Lùm cây, bụi rậm (phương ngữ Nghệ Tĩnh).
-
- Đầu mặt
- Mắt tre.
-
- Chém tre chẳng dè đầu mặt
- Đầu mặt (mắt tre) rất rắn. Chém tre mà chém vào đầu mặt thì lâu mới được và có khi mẻ dao. Câu này ý nói: Không kiêng nể kẻ quyền thế có khi gây hại cho công việc.
-
- Luân thường
- Phép tắc đạo đức của Nho giáo phong kiến, qui định hành động hằng ngày của người ta.
-
- Tự ải
- Tự thắt cổ chết (ải tiếng Hán nghĩa là thắt cổ), có thể hiểu theo nghĩa rộng là tự sát.
-
- Chày giã gạo
- Ngày xưa người ta giã gạo trong cối, dùng chày. Chày là một cây gỗ cứng, nặng, đầu nhẵn, phần giữa thuôn nhỏ (gọi là cổ chày).
-
- Sáo sậu
- Còn được gọi là cà cưỡng, một chi chim thuộc họ Sáo, vì vậy mang các đặc tính họ này như: thích sống vùng nông thôn rộng thoáng, chủ yếu ăn sâu bọ và quả, hay làm tổ trong các hốc, lỗ và đẻ các trứng màu xanh lam hay trắng. Họ Sáo, đặc biệt là sáo sậu, có khả năng bắt chước âm thanh từ môi trường xung quanh, kể cả tiếng còi ô tô hay giọng nói con người. Các loài trong chi này có thân nhỏ, lông thường màu đen hoặc đen xám, tím biếc hoặc xanh biếc, mỏ và chân màu vàng. Ở nước ta, loại chim này được nuôi phổ biến để dạy cho nói tiếng người.
-
- Thiên lý
- Một loại cây dây leo, thường được trồng thành giàn lấy bóng mát, lá non và hoa dùng để nấu ăn.
-
- Trăng
- Hai tấm ván khoét lỗ, đóng lại để cùm chân kẻ có tội.
-
- Tầm đàng
- Tìm đường (cách nói của người Nam Bộ cũ).
-
- Nghinh tân yếm cựu
- Đón mới, bỏ cũ.
-
- Tham phú phụ bần
- Vì ham giàu (phú) mà phụ bạc người nghèo khó (bần).
-
- Yếm
- Trang phục mặc trong của phụ nữ ngày xưa. Yếm là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, dùng để che ngực, thường được mặc chung với áo cánh và áo tứ thân. Trong ca dao ta thường gặp hình ảnh yếm đào hay yếm thắm, cùng có nghĩa là yếm màu đỏ.
-
- Hồ
- Kĩ thuật làm cho sợi dệt hoặc vải thấm đều một lớp nước có pha lớp bột hoặc keo cho cứng.
-
- Chợ Bến Thành
- Còn gọi là chợ Sài Gòn, ban đầu được xây bằng gạch, sườn gỗ, lợp tranh, nằm bên cạnh sông Bến Nghé, gần thành Gia Định (nên được gọi là Bến Thành). Sau một thời gian, chợ cũ xuống cấp, người Pháp cho xây mới lại chợ tại địa điểm ngày nay. Chợ mới được xây trong khoảng hai năm (1912-1914), cho đến nay vẫn là khu chợ sầm uất bậc nhất của Sài Gòn, đồng thời là biểu tượng của thành phố.
-
- Tứ diện
- Bốn mặt (từ Hán Việt).
-
- Dươn
- Duyên (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Thanh
- Người Tàu đời Mãn Thanh (Trung Quốc).
-
- Căn duyên
- Theo giáo lý nhà Phật, hai người gặp nhau được là nhờ duyên nợ từ kiếp trước, hay còn gọi là nhân duyên. Lấy bản tính làm nhân duyên, gọi là căn duyên. Còn lấy ngoại cảnh làm duyên gọi là trần duyên. Cũng có sách gọi căn duyên là tâm duyên.
-
- Tửng
- Người con trai, thằng nhỏ (từ tiếng Hán đinh, đọc giọng Quảng Đông).
-
- Chả
- Món ăn làm từ thịt, cá hay tôm băm hoặc giã nhỏ, ướp gia vị, rồi rán hoặc nướng, dùng để ăn kèm cơm hay bún, bánh cuốn, bánh phở. Ở miền Bắc, món này được gọi là chả.
-
- Nem
- Một món ăn làm từ thịt lợn, lợi dụng men của các loại lá (lá ổi, lá sung...) và thính gạo để ủ chín, có vị chua ngậy. Nem được chia làm nhiều loại như nem chua, nem thính... Nem phổ biến ở nhiều vùng, mỗi vùng đều có hương vị riêng: Vĩnh Yên, làng Ước Lễ (Hà Đông), làng Vẽ (Hà Nội), Quảng Yên (Quảng Ninh), Thanh Hóa, Đông Ba (Huế), Ninh Hòa (Khánh Hòa), Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh), Lai Vung (Đồng Tháp)...
-
- Trướng
- Màn. Ngày xưa, tấm màn che buồng người con gái gọi là trướng. Ngoài ra, theo Thiều Chửu: Quân đi đến đâu, căng vải lên làm rạp để nghỉ cũng gọi là trướng.
Êm đềm trướng rủ màn che
Tường đông ong bướm đi về mặc ai
(Truyện Kiều)
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Linh đinh
- Lênh đênh (phương ngữ Nam Bộ). Nghĩa rộng là nay đây mai đó.
-
- Tỉ như
- Giống như, cũng như (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Rày
- Nay, bây giờ (phương ngữ).
-
- Nhơn đạo
- Nhân đạo (phương ngữ Trung và Nam Bộ).