Toàn bộ nội dung

Chú thích

  1. Thị
    Loài cây thân gỗ, sống lâu năm, cho quả màu vàng, rất thơm, ăn được.

    Trước giờ ra về, bao giờ nó cũng bóc thị ra và hai đứa tôi cùng ăn. Ăn xong, chúng tôi không quên dán những mảnh vỏ thị lên bàn rồi ngoẹo cổ nhìn. Những mảnh vỏ thị được bóc khéo khi dán lên bàn hoặc lên tường trông giống hệt một bông hoa, có khi là hoa quì, có khi là hoa cúc đại đóa, có khi là một loài hoa không tên nào đó màu vàng.
    (Mắt biếc - Nguyễn Nhật Ánh)

    Quả thị trên cây

    Quả thị

  2. Xì po
    Phát âm từ tiếng Anh "sport" (thể thao).
  3. Năm 1940, quân đội Nhật Bản chiếm ba nước Đông Dương trong đó có Việt Nam. Tại Việt Nam, Nhật Bản thi hành chính sách "nhổ lúa trồng đay," góp phần dẫn đến nạn đói năm Ất Dậu. Bài ca dao có lẽ ra đời vào khoảng thời gian này.
  4. Samit
    Ta đọc là sa-mít, một nhãn hiệu thuốc lá phổ biến thời bao cấp.

    Gói thuốc Samit

    Gói thuốc Samit

    .

  5. Hoa Mai
    Một nhãn hiệu thuốc lá ở miền Nam trước đây.
  6. Bím
    Từ tục chỉ bộ phận sinh dục nữ.
  7. Bàn binh
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Bàn binh, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  8. Miếu
    Trung và Nam Bộ cũng gọi là miễu, một dạng công trình có ý nghĩa tâm linh, tín ngưỡng trong văn hóa nước ta. Nhà nghiên cứu Toan Ánh trong Tín ngưỡng Việt Nam, quyển thượng, cho rằng: Miếu cũng như đền, là nơi quỷ thần an ngự. Miếu nhỏ hơn đền, thường xây theo kiểu hình chữ nhật với hai phần cách nhau bởi một bức rèm, nội điện bên trong và nhà tiền tế bên ngoài… Miếu thường được xây trên gò cao, nơi sườn núi, bờ sông hoặc đầu làng, cuối làng, những nơi yên tĩnh để quỷ thần có thể an vị, không bị mọi sự ồn ào của đời sống dân chúng làm nhộn. Trong miếu cũng có tượng thần hoặc bài vị thần linh, đặt trên ngai, ngai đặt trên bệ với thần sắc hoặc bản sao…

    Miếu Nhị Phủ ở Sài Gòn

    Miếu Nhị Phủ ở Sài Gòn

  9. Gá duyên
    Kết thành nghĩa vợ chồng.
  10. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  11. Song
    Một loại cây họ gỗ, giống cây mây nhưng to và dài hơn. Song thường dùng để đan lát, làm đồ mỹ nghệ.

    Cây song

    Cây song

  12. Đoạn
    Xong, kết thúc.
  13. Chợ Cày
    Cũng gọi là chợ Sáng, thuộc thị trấn Cày, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
  14. Chợ Gát
    Tên một cái chợ nay thuộc xã Việt Xuyên, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
  15. Lụy
    Nước mắt (phương ngữ Nam Bộ, nói trại từ lệ).
  16. Đọi
    Cái chén, cái bát (phương ngữ một số vùng ở Bắc Trung Bộ).
  17. Chi
    Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  18. Làm mọn
    Làm vợ lẽ (mọn có nghĩa là nhỏ).
  19. Đại Thanh
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Đại Thanh, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  20. Chiếu miến
    Loại chiếu nhỏ sợi, nằm êm.
  21. Hữu thủy vô chung
    Có trước mà không có sau.