Toàn bộ nội dung

Chú thích

  1. Sân si
    Sân: nóng giận, thù hận; Si: si mê, ngu tối. Theo quan niệm Phật giáo, tham, sân, si là tam độc, những nguyên nhân gây nên nỗi khổ của con người.
  2. Nghiệp chướng
    Hành động bất thiện gây chướng ngại cho hạnh phúc và giải thoát (quan niệm Phật học).
  3. Sây
    (Cây) sai (hoa, quả).
  4. Sim
    Loại cây thân gỗ nhỏ, mọc hoang nhiều ở các vùng đồi núi, cho hoa màu tím, quả khi chín có thịt màu tím đậm, vị ngọt chát. Theo Đông y, tất cả các bộ phận của cây đều có thể dùng làm thuốc.

    Hoa sim

    Hoa sim

    Quả sim

    Quả sim

  5. Nhãn
    Tên đầy đủ là long nhãn (nghĩa là "mắt rồng," vì hạt có màu đen bóng), một loại cây cho quả khi chín có vị ngọt thanh, rất phổ biến ở nước ta. Nổi tiếng nhất có thể kể đến nhãn lồng ở Hưng Yên, và nhãn xuồng ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ.

    Nhãn lồng Hưng Yên

    Nhãn lồng Hưng Yên

  6. Dâu tằm
    Loại cây thường được trồng hai bên bờ sông, chủ yếu để lấy lá cho tằm ăn. Lá và rễ dâu cũng là vị thuốc đông y. Quả dâu tằm chín cũng có thể dùng để ăn hoặc ngâm rượu, gọi là rượu dâu tằm. Ở nước ta, dâu có nhiều giống: dâu bầu, dâu da, dâu cỏ, dâu tam bội...

    Lá và quả dâu tằm

    Lá và quả dâu tằm

  7. Quáng gà
    (Mắt) nhìn không rõ vào ban đêm hay trong điều kiện thiếu ánh sáng, như lúc chiều tối.
  8. Má hồng
    Từ chữ hồng nhan (cũng nói là hường nhan ở Nam Bộ), từ dùng trong văn thơ cổ chỉ người con gái đẹp.

    Phận hồng nhan có mong manh
    Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương

    (Truyện Kiều)

  9. Cân móc
    Còn gọi là cân treo, một loại cân thường gặp trước đây, gồm một thanh ngang có khắc vạch, một đầu treo một quả cân di chuyển được, đầu kia là móc cân. Khi muốn cân, người ta móc hàng hóa vào móc cân rồi dịch chuyển quả cân theo vạch ở đầu kia, cho đến khi nào cân thăng bằng thì đọc số ở vạch.

    Cân móc

    Cân móc

  10. Bường
    Bằng (từ cổ).
  11. Thác
    Chết, mất, qua đời (từ Hán Việt).
  12. Trai
    Tên chung chỉ các loài động vật thân mềm có hai mảnh vỏ. Ở các vùng Khánh Hòa, Phan Thiết, Hoàng Sa... người ta thường nuôi loài trai ngọc để lấy ngọc trai.

    Trai ngọc

    Trai ngọc

  13. Dụng cụ đánh bắt tôm cá, gồm có một lưới, bốn góc mắc vào bốn đầu gọng để kéo.

    Kéo vó

    Kéo vó

  14. Quan niệm phong thủy về thế đất tốt: phần đất bồi, dôi ra mặt nước (thè lè lưỡi trai) và cao (khum khum gọng vó).
  15. Trâm bầu
    Một loại cây bụi hoặc gỗ, mọc hoang ở miền kênh rạch vùng Đông Nam Bộ hoặc được trồng để nuôi kiến cánh đỏ. Lá, rễ và hạt được cho là có nhiều tác dụng chữa bệnh, phổ biến nhất trong dân gian là dùng để tẩy giun đũa.

    Lá và quả trâm bầu.

    Lá và quả trâm bầu.

  16. Đại
    (Làm việc gì) ngay, chỉ cốt cho qua việc, hoặc không kể đúng sai (khẩu ngữ).
  17. Làm mai
    Còn gọi là làm mối, mai mối. Người làm mai gọi là ông (bà) mối hay ông (bà) mai, là người đứng trung gian, giới thiệu cho hai bên trai gái làm quen hoặc cưới nhau.
  18. Nam Diêu
    Tên một làng thuộc phường Thanh Hà, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Làng được coi là tổ địa của nghề gốm Thanh Hà và cũng là làng duy nhất còn lại tiếp tục làm gốm cho đến ngày nay.

    Lễ cúng tổ nghề gốm ở Nam Diêu

    Lễ cúng tổ nghề gốm ở Nam Diêu

  19. Thanh Hà
    Tên một ngôi làng ở Quảng Nam, nằm ngay bên bờ sông Thu Bồn, cách phố cổ Hội An chừng 3 km về hướng Tây. Làng có nghề làm gốm truyền thống từ đầu thế kỉ 16.

    Gốm Thanh Hà

    Gốm Thanh Hà

  20. Nhà nho
    Tên gọi chung của những người trí thức theo Nho giáo ngày xưa.
  21. Phụ mẫu
    Cha mẹ (từ Hán Việt).
  22. Thời
    Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
  23. Nhơn
    Nhân (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  24. Tham tài tắc tử
    Tham tiền tất chết (thành ngữ Hán Việt).
  25. Tham thực tắc vong
    Tham ăn tất chết (thành ngữ Hán Việt).
  26. Ròng
    Thuần nhất, tinh khiết.
  27. Tre lướt cò đậu
    Tre ngã lướt xuống, cò lại đậu lên trên. Nhân lúc người ta gặp nguy nan mà làm hại. Câu này có nghĩa tương tự như Giậu đổ bìm leo.