Chặt cây dừa,
Chừa cây mận,
Cây bần thận,
Cây bí đao,
Cây nào cao,
Cây nào thấp,
Cây nào rập,
Cây nào rà,
Cây nào rách,
Cây nào rời,
Mồng tơi chín đỏ,
Con thỏ nhảy qua,
Con gà ứ hự,
Bùm xùm bùm xọa,
Rút ra tay này.
Toàn bộ nội dung
-
-
Chăn trâu khét nắng hôi bùn
Chăn trâu khét nắng hôi bùn,
Ngủ chung với chó, ngủ hùn với heo. -
Chàng đừng có lóng trong gạn đục
-
Chẳng qua là gió đưa duyên
Chẳng qua là gió đưa duyên
Nào ai cướp giựt vợ hiền của ai -
Chàng về, thiếp cũng xin theo
Chàng về, thiếp cũng xin theo,
Mẹ chàng đóng cửa, thiếp leo cột nhà. -
Con thương một ngả
Con thương một ngả
Cha mẹ gả một nơi
Cực lòng đây lắm đó ơi
Thay chồng, đổi vợ, khổ đời đôi ta. -
Con thú bốn chân, anh gọi con mèo thì phải
-
Con trăng non nó hỏi con trăng già
Dị bản
-
Ăn không đặng no
-
Khôn chết dại chết biết sống
Khôn chết dại chết biết sống
-
Khôn chẳng có tiền khôn ấy dại
Khôn chẳng có tiền khôn ấy dại
Dại có uy quyền ấy dại khôn -
Khỏe như tru, ngu như lợn
-
Ăn cam mới biết mùi cam
Ăn cam mới biết mùi cam
Lấy chồng lựa chỗ trưởng nam mau giàu
– Em ơi đừng có ham giàu
Một trăm cái giỗ đổ lên đầu trưởng nam -
Một ngày ăn giỗ, ba ngày hút nước
Một ngày ăn giỗ
Ba ngày hút nước -
Khỏe như vâm
-
Khen ai dạ sáng như gương
Khen ai dạ sáng như gương
Tối trời như mực, biết quen mà mừng -
Khen ai chống chiếc thuyền dò
Khen ai chống chiếc thuyền dò
Đi chưa tới bến đã miệng hò, chân quay?
– Tưởng bến sạch, nước trong nên anh ghé thuyền vào
Không ngờ rong rêu lộn lạo, anh nhổ sào xin lui -
Khen ai chỉ nẻo đưa đường
Khen ai chỉ nẻo đưa đường
Khen ai mối lái đưa chàng tới đây -
Khát nước cầm gáo mà trông
-
Ăn cơm có cá với canh
Ăn cơm có cá với canh
Ăn vô mát bụng như anh gặp nàng.Dị bản
Bữa ăn có cá cùng canh,
Anh chưa mát dạ bằng anh thấy nàng.
Chú thích
-
- Bần
- Còn gọi là cây thủy liễu, loài cây gặp nhiều ở các vùng ngập mặn Nam Bộ. Gỗ bần chủ yếu dùng làm chất đốt, còn trái bần có vị chua, chát với mùi thơm đặc trưng được chế biến thành nhiều món ăn đặc sản của Nam Bộ như mắm bần, lẩu cá nấu bần, mứt bần, kẹo bần...
-
- Bí đao
- Còn gọi là bí trắng, là một cây họ dây leo, trái được xào, nấu phổ biến ở mọi miền nước ta. Ngoài ra, hạt và quả còn được dùng trong các bài thuốc dân gian.
-
- Mồng tơi
- Một số địa phương phát âm thành "mùng tơi" hay "tầm tơi", loại dây leo quấn, mập và nhớt. Lá và đọt thân non của mồng tơi thường được dùng để nấu canh, ăn mát và có tính nhuận trường. Nước ép từ quả dùng trị đau mắt.
-
- Lắng
- Để yên cho cấn, bã chìm xuống đáy. Cũng gọi là lóng.
-
- Giao tình
- Kết bạn, gắn bó với nhau (từ cũ, nay ít dùng).
-
- Ngãi
- Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Mèo
- Phương ngữ Nam Bộ lấy ý từ thành ngữ "mèo mả gà đồng" hoặc "mèo đàng chó điếm," chỉ nhân tình vụng trộm. Trong một số ngữ cảnh, mèo cũng chỉ người được được hứa hẹn là sẽ cưới hỏi sau này.
-
- Nguyệt Lão
- Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.
-
- Chà
- Cành cây có nhiều nhánh nhỏ, thường dùng để rào hoặc thả dưới nước cho cá đến ở. Miền Trung có chỗ gọi là nè (cành nè, cây nè).
-
- Thiên Chúa
- Ngôi tối cao trong trong Cơ Đốc giáo, được xem là đấng toàn năng tạo dựng ra toàn thể vũ trụ, duy trì công cuộc sáng tạo và cung cấp mọi sự cần dùng cho dân Chúa. Theo giáo lí của hầu hết các giáo hội thuộc cộng đồng Cơ Đốc giáo, Thiên Chúa là duy nhất, hiện hữu trong ba ngôi vị: Chúa Cha, Chúa Con (Giê-xu) và Chúa Thánh Thần. Khái niệm này cũng gọi là Tam vị nhất thể.
-
- Bánh ít
- Loại bánh dẻo làm bằng bột nếp, có mặt ở nhiều địa phương, có nơi gọi là bánh ếch hay bánh ết. Tùy theo từng vùng mà bánh ít có hình dạng và mùi vị khác nhau: hình vuông, hình tháp, hình trụ dài, gói lá chuối, lá dứa, không nhân, nhân mặn, nhân ngọt... Bánh ít là món bánh không thể thiếu trong các dịp lễ Tết, giỗ cúng.
-
- Tru
- Trâu (phương ngữ một số vùng Bắc Trung Bộ).
-
- Vâm
- Con voi (từ cũ).
-
- Gáo
- Đồ có cán dùng để múc nước, thường làm bằng sọ dừa hoặc vỏ trái mù u, cũng có nơi làm bằng vỏ bầu sấy khô.
-
- Mông
- Mịt mù (Đại Nam quấc âm tự vị - Huình Tịnh Của).