Toàn bộ nội dung
-
-
Kén quá hóa chồng
-
Giáo giở bàn tay
-
Khen cho chàng đã to gan
-
Cọng cỏ trơn lu, sao kêu cỏ lác?
-
Con ơi đừng khóc, đừng la
-
Cái sao Đẩu đổi về bên Bắc
-
Kinh hồn táng đởm
-
Kê chớ lông già, cà chớ lông non
-
Trời mưa mát đất cá lóc lên đồng
Dị bản
Trời mưa nóng đất, cá cất lên đồng
Thuở xuân xanh không gặp, để có chồng gặp anh
Em ở nhà nền đúc đá xanh,
Lên xe xuống ngựa, chớ quên anh là chồng.
-
Không thương nhau nữa thì thôi
-
Khổ thay cái kiếp tôi đòi
-
Đầu chày đít thớt
Đầu chày đít thớt
-
Kẻ một quan khinh kẻ chín tiền
-
Kế hậu đã có con trai
-
Già sức khỏe trẻ bình yên
Già sức khỏe
Trẻ bình yên -
Già quen việc trẻ quen ăn
Già quen việc
Trẻ quen ăn -
Quê em ở chốn rừng xanh
-
Chẻ tre đan cái dừng dày
-
Tiền môn khi xếp khi xoè
Chú thích
-
- Kíp
- Gấp, vội. Từ này có nguồn gốc từ chữ Hán Việt cấp.
-
- Chầy
- Trễ, chậm (từ cổ). Trong ca dao ta cũng thường gặp cụm từ "canh chầy," nghĩa là canh khuya, đêm khuya.
-
- Kíp miệng, chầy chân
- Miệng nói thì nhanh nhảu mà khi cần động tay động chân làm thì chậm chạp, dùng dằng.
-
- Hóa
- Góa (từ cũ).
-
- Giáo giở
- Tráo trở, lật lọng.
-
- Vời
- Khoảng giữa sông.
-
- Yếm
- Trang phục mặc trong của phụ nữ ngày xưa. Yếm là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, dùng để che ngực, thường được mặc chung với áo cánh và áo tứ thân. Trong ca dao ta thường gặp hình ảnh yếm đào hay yếm thắm, cùng có nghĩa là yếm màu đỏ.
-
- Cói
- Còn gọi là cỏ lác, thường mọc hoang và được trồng ở vùng ven biển, nhiều nhất ở Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam. Cói cũng có thể mọc và trồng ở ven sông lớn. Tại miền Nam, cói mọc nhiều ở Đồng Tháp Mười. Cây này được trồng để làm chiếu. Ở một số vùng, nhân dân đào lấy củ cói (thân rễ) về rửa sạch, thái mỏng, phơi hay sấy khô làm thuốc.
-
- Cò ma
- Một loại cò có bộ lông trắng, mỏ vàng và chân màu vàng xám. Trong mùa sinh sản, chim trưởng thành chuyển sang màu cam trên lưng, ngực và đầu, còn mỏ, chân và mắt chuyển màu đỏ.
-
- Vìa
- Về (phương ngữ Trung và Nam Bộ), thường được phát âm thành dìa.
-
- Bắc Đẩu
- Cũng gọi là Bắc Thần, Tinh Đẩu, hoặc Đại Hùng Tinh (sao Gấu Lớn), một mảng sao gồm bảy ngôi sao sáng có hình dạng như cái gầu múc nước, hoặc như cái bánh lái (nên lại còn có tên là sao Bánh Lái). Cạnh ngắn phía dưới của chòm sao Bắc Đẩu (xem hình dưới) nối dài sẽ gặp sao Bắc Cực nằm rất gần với hướng Bắc. Vì vậy, người xưa thường dùng chòm sao Bắc Đẩu và sao Bắc Cực để tìm hướng Bắc.
-
- Táng
- Mất (từ cũ).
-
- Đảm
- Quả mật. Nghĩa bóng chỉ tính cách bạo dạn. Có nơi phát âm thành đởm.
-
- Kê
- Cây lương thực cùng họ với lúa, quả rất nhỏ, thường gọi là hạt, màu vàng, tập trung thành một bông dài.
-
- Lông
- Trồng (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Cá lóc
- Còn có các tên khác là cá tràu, cá quả tùy theo vùng miền. Đây là một loại cá nước ngọt, sống ở đồng và thường được nuôi ở ao để lấy giống hoặc lấy thịt. Thịt cá lóc được chế biến thành nhiều món ăn ngon. Ở miền Trung, cá tràu và được coi là biểu tượng của sự lanh lợi, khỏe mạnh, vì thế một số nơi có tục ăn cá tràu đầu năm.
-
- Đấy
- Đái (phương ngữ).
-
- Xáng
- Đánh, đập mạnh một cái gì (xáng chén, xáng bạt tai...).
-
- Đầu chày đít thớt
- Chỉ những người địa vị thấp kém, khổ cực, chịu nhiều chèn ép.
-
- Tiền
- Năm 1439, vua Lê Thánh Tông quy định: 1 quan = 10 tiền = 600 đồng, gọi là tiền tốt hoặc tiền quý (quy định này ổn định cho đến năm 1945). Khoảng thế kỉ 18, trong dân gian xuất hiện cách tính tiền gián, mỗi quan tiền gián chỉ gồm 360 đồng.
-
- Kế hậu
- Tiếp nối ở sau (từ Hán Việt).
-
- Nghĩa tử
- Con nuôi (từ Hán Việt).
-
- Ba giềng
- Xem chú thích Cương thường.
-
- Hạ bạn
- Ruộng thấp, chốn đồng bằng (từ Hán Việt).
-
- Tiền môn
- Cửa trước (từ Hán Việt).
-
- Bình phong
- Bức vách làm bằng các tấm gỗ, mây tre đan hoặc gạch đất. Ngoài tác dụng chắn gió hoặc ngăn không gian trong nhà, bình phong còn dùng để trang trí.