Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Đậu
    Chắp hai hay nhiều sợi với nhau. Vải (lụa) đậu ba, đậu tư là loại vải tốt, dệt dày.
  2. Áo cổ kiềng
    Một loại áo ngắn tương tự như áo bà ba ở miền Nam, cổ áo ôm sát cổ và được may viềng nẹp như cái kiềng, nên có tên gọi như vậy.
  3. Khó
    Nghèo.
  4. Núi, rừng nói chung (phương ngữ Trung Bộ).
  5. Thiên Chúa
    Ngôi tối cao trong trong Cơ Đốc giáo, được xem là đấng toàn năng tạo dựng ra toàn thể vũ trụ, duy trì công cuộc sáng tạo và cung cấp mọi sự cần dùng cho dân Chúa. Theo giáo lí của hầu hết các giáo hội thuộc cộng đồng Cơ Đốc giáo, Thiên Chúa là duy nhất, hiện hữu trong ba ngôi vị: Chúa Cha, Chúa Con (Giê-xu) và Chúa Thánh Thần. Khái niệm này cũng gọi là Tam vị nhất thể.
  6. Linh mục
    Cũng gọi là cha xứ, một chức phẩm trong Công giáo, phục vụ trong các giáo xứ, có nhiệm vụ truyền giáo, chăm sóc, lãnh đạo giáo xứ ấy.

    Linh mục Alexandre de Rhodes, người có công rất lớn trong việc định hình và phổ biến chữ quốc ngữ

    Linh mục Alexandre de Rhodes, người có công rất lớn trong việc định hình và phổ biến chữ quốc ngữ

  7. Ngô Đình Diệm
    (1901 – 1963) Tổng thống đầu tiên của Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam khi nước ta bị chia cắt sau Hiệp định Genève 1954. Ông và em trai - đồng thời là cố vấn - Ngô Đình Nhu bị ám sát trong cuộc đảo chính 1963. Thân phụ ông là quan đại thần nhà Nguyễn Ngô Đình Khả.

    Ngô Đình Diệm

    Ngô Đình Diệm

  8. Đông Ba
    Một địa danh ở Huế, vốn là tên dân gian của cửa Chính Đông, kinh thành Huế. Địa danh này gắn liền với chợ Đông Ba, ngôi chợ nổi tiếng nhất của Huế, trước đây tên là Quy Giả thị ("chợ của những người trở về," đánh dấu sự kiện trở lại Phú Xuân của quan quân nhà Nguyễn). Đến năm 1887 vua Đồng Khánh cho xây lại gồm có “đình chợ” và “quán chợ” lấy tên là Đông Ba. Đến năm 1899, trong công cuộc chỉnh trang đô thị theo phong cách phương Tây, vua Thành Thái chuyển chợ Đông Ba về vị trí bây giờ, đình chợ cũ sửa lại làm thành trường Pháp Việt Đông Ba.

    Địa danh Đông Ba thật ra tên cũ là Đông Hoa, nhưng do kị húy với tên vương phi Hồ Thị Hoa dưới thời Nguyễn mà đổi tên.

    Chợ Đông Ba ngày trước

    Chợ Đông Ba ngày trước

  9. Đập Đá
    Tên một con đập nổi tiếng của Huế, bắt ngang qua một nhánh sông Hương, ngăn cho dòng nước từ thượng lưu không chảy về phía hạ lưu và ngăn nước mặn từ biển Thuận An chảy vào các cánh đồng lúa.

    Đập Đá

    Đập Đá

  10. Vĩ Dạ
    Một địa danh thuộc Huế. Tên gốc của làng là Vĩ Dã, từ cách phát âm của người dân Huế mà dần trở thành Vĩ Dạ. Làng Vĩ Dạ nằm bên bờ sông Hương, phong cảnh thơ mộng, đã đi vào thơ ca nhạc họa, nổi tiếng nhất có lẽ là bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của nhà thơ Hàn Mặc Tử:

    Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
    Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
    Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
    Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

    Toàn cảnh thôn Vĩ Dạ ngày nay

    Toàn cảnh thôn Vĩ Dạ ngày nay

  11. Bạ
    Tùy tiện, không cân nhắc.
  12. Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
  13. Bảo hộ
    Giúp đỡ và che chở. Trước đây thực dân Pháp lấy danh nghĩa bảo hộ để xâm lược nước ta và nhiều nước khác.
  14. Sông Bồ Đề
    Một đoạn sông Hồng thuộc thành Thăng Long ngày trước. Đây chính là nơi 20 vạn quân Thanh của Tôn Sĩ Nghị đóng quân khi sang xâm lược nước ta vào năm 1788, trước khi bị vua Quang Trung dẫn nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Bắc đánh cho tan tành.

    Quang Trung tiến quân ra Bắc

    Quang Trung tiến quân ra Bắc

  15. Ở đây có thể là cầu Long Biên.
  16. Nghĩa nhân
    Cũng viết nhân nghĩa, nghĩa là "lòng yêu thương người (nhân) và biết làm điều phải (nghĩa)." Hiểu rộng là đạo nghĩa sống ở đời.
  17. Độc bình
    Đọc trại là lục bình hoặc lộc bình, một vật dụng bằng gỗ, sứ hoặc đồng, dạnh thuôn, cổ cao, dùng để cắm hoa trên bàn thờ hoặc để trang trí.

    Độc bình sứ

    Độc bình sứ

  18. Nẫu
    Người ta, họ (phương ngữ Bình Định-Phú Yên).
  19. Phân
    Nói cho rõ, bày tỏ.
  20. Đã quyết thì hành
    Đã quyết định thì phải làm.
  21. Đẵn
    Đốn, chặt.
  22. Phan Bá Vành
    Thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa nông dân từ năm 1821 đến năm 1827 chống lại ách thống trị của nhà Nguyễn dưới thời vua Minh Mạng. Ông quê ở làng Minh Giám, nay là làng Nguyệt Lâm, xã Vũ Bình, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Vì là con thứ ba trong gia đình, ông còn được gọi là Ba Vành. Ba Vành có sức khỏe phi thường và tài ném lao. Khoảng năm 1821 (có sách chép là 1825 hoặc 1826), ông tập hợp dân nghèo nổi dậy, đánh chiếm nhiều đồn của quan quân nhà Nguyễn ở Thái Bình. Đến năm 1827 thì cuộc khởi nghĩa bị dập tắt, Ba Vành bị bắt và cắn lưỡi tự sát trên đường áp giải về kinh.
  23. Ba Rãng
    Tên một người con trai của người thầy võ đã dạy Phan Bá Vành môn đánh đao.
  24. Tráng là đường đao rộng, lộn là đường đao hẹp. Câu ca dao này ý khen tài đánh đao của Ba Vành và Ba Rãng: đánh đường đao rộng thì rớt bảy đầu người, còn đánh đường đao hẹp thì ba đầu.
  25. Nha lại
    Người giúp việc cho quan tri huyện, tri phủ.
  26. Đanh
    Đinh (phương ngữ).
  27. Dể
    Khinh bỉ, không coi ra gì.
  28. Hòn Kẽm Đá Dừng
    Một nơi phong cảnh sơn thủy hữu tình nằm ở thượng nguồn sông Thu Bồn, trước đây thuộc về hai xã Quế Phước và Quế Lâm, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam; nay là ranh giới huyện Quế Sơn và Hiệp Đức. Có ý kiến cho rằng chỉ có tên ngọn núi là Hòn Kẽm, còn "đá dừng" là để mô tả vách đá dựng đứng, hiểm trở của ngọn núi này.

    Hòn Kẽm, Đá Dừng

    Hòn Kẽm, Đá Dừng

  29. Nhược bằng
    Nếu như (từ cổ).
  30. Kiểng
    Cảnh (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Chữ "Cảnh" là tên của Nguyễn Phúc Cảnh (con cả của chúa Nguyễn Ánh), người được đưa sang Pháp làm con tin để đổi lấy sự giúp đỡ đánh nhà Tây Sơn, vì vậy được gọi trại ra thành "kiểng" để tránh phạm húy.
  31. Đê
    Tây da đen.
  32. Chác
    Chuốc lấy (phương ngữ Nam Bộ).
  33. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).