Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Tua rua
    Tên gọi dân dã trong tiếng Việt của cụm sao phân tán M45 trong chòm Kim Ngưu (Taurus), ở Việt Nam thường thấy được vào lúc sáng sớm đầu tháng 6 dương lịch. Tua Rua còn được nông dân đồng bằng Bắc Bộ gọi là Sao Mạ vì xuất hiện trên bầu trời vào thời vụ gieo mạ lúa mùa chính vụ. Trong bầu trời đêm thì mắt thường có thể nhìn thấy chín ngôi sao sáng nhất của cụm sao này, vì thế trong dân gian mới có câu "Sao Tua (Vua) chín cái nằm kề."

    Ảnh Chòm sao Tua Rua từ Digitized Sky Survey. Ảnh của:  NASA/ESA/AURA/Caltech.

    Ảnh Chòm sao Tua Rua từ Digitized Sky Survey.
    Ảnh của: NASA/ESA/AURA/Caltech.

  2. "Tua rua mọc" tức là chòm sao có thể nhìn thấy rõ, trời hôm ấy không mây, báo hiệu hôm sau rất nắng. "Tua rua lặn" tức là chòm sao bị mây đen che khuất, báo hiệu sắp có mưa to.
  3. Chạc
    Dây bện bằng lạt tre, lạt nứa, ngắn và nhỏ hơn dây thừng.
  4. Thầy mẹ
    Cha mẹ (phương ngữ miền Bắc).

    Con đi mười mấy năm trời,
    Một thân, một bóng, nửa đời gió sương.
    Thầy đừng nhớ, mẹ đừng thương,
    Cầm như đồng kẽm ngang đường bỏ rơi!
    Thầy mẹ ơi, thầy mẹ ơi,
    Tiếc công thầy mẹ đẻ người con hư!

    (Thư gửi thầy mẹ - Nguyễn Bính)

  5. Cúc dục
    Nuôi nấng, dạy dỗ, chỉ công ơn cha mẹ (từ Hán Việt). Xem Chín chữ cù lao.
  6. Mác
    Một loại vũ khí cổ, có lưỡi dài và sắc, cán dài, có thể dùng để chém xa.
  7. Ve
    Ve vãn, tán tỉnh.
  8. Cao cách
    Kiểu cách, cách điệu, bề thế.
  9. Cao Lôi
    Tên nôm là kẻ Chối, một làng nay thuộc địa phận xã Ninh Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
  10. Ngòi
    Đường nước nhỏ chảy thông với sông hoặc đầm, hồ.
  11. Khả Lý
    Tên Nôm là kẻ Xe, một làng trước đây thuộc tổng Mật Ninh, huyện Việt Yên, nay là hai thôn Khả Lý Thượng và Khả Lý Hạ thuộc địa phận xã Quảng Minh, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
  12. Theo tác giả Vũ Bình: Hai làng kẻ Xe và kẻ Chối (chỉ cách nhau một cách đồng) là "cặp bài trùng" về nói khoe, nói giễu. Lời đối đáp của người dân hai làng đan xen vào nhau, bổ sung cho nhau tạo nên những cuộc thi thố lời nói độc đáo của các làng cười Việt Nam.
  13. Sắc thuốc
    Sắc nghĩa là làm cho keo, đậm lại. Sắc thuốc là đun thuốc Bắc hoặc thuốc Nam với lượng nước lúc đầu khoảng ba chén, sau khi sôi thật lâu để thuốc ra hết chất và nước chỉ còn khoảng một chén, vừa uống.
  14. Có bản chép: sáu tháng.
  15. Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Sáu Hột.
  16. Quế
    Một loại cây rừng, lá và vỏ có tinh dầu thơm. Vỏ quế ăn có vị cay, là một vị thuốc quý (Quế chi) trong các bài thuốc Đông y. Trong văn học cổ, cây quế thường tượng trưng cho sự thanh cao, đẹp đẽ.

    Thu hoạch quế

    Thu hoạch và phơi quế

  17. Chấm muối quăng ra
    Một cách đi của gà chọi: khi bước đi, các ngón chân chụm lại, đến khi sắp sửa chấm đất mới giương ra.
  18. Có bản chép: béo ngời.
  19. Có bản chép: nằm.
  20. Đăng
    Dụng cụ đánh bắt cá, bao gồm hệ thống cọc và lưới hoặc bện bằng dây bao quanh kín một vùng nước để chặn cá bơi theo dòng.

    Cái đăng

    Cái đăng

  21. Lờ
    Dụng cụ đánh bắt cá đồng làm bằng nan tre. Hình dạng của lờ giống như một cái lồng, ở một đầu có chế tạo một miệng tròn gọi là miệng hom sao cho cá chỉ có thể từ ngoài chui vào lờ thông qua miệng hom mà không thể chui ra. Khi đặt lờ thường người đặt thả mồi vào trong để dụ cá bơi vào.

    Lờ có nhiều loại: Loại đại dài từ 0,5 đến 1 m, gọi là “lờ bầu”, thả chỗ nước sâu như sông, hồ để bắt cá diếc, sảnh, dầy. Loại tiểu gọi là “lờ đồng”, thả nơi nước cạn như ao, đìa, ruộng bắt cá trê, rô, sặc, mương, nhét…

    Lờ bắt cá

    Lờ bắt cá

  22. Xí gạt
    Lừa gạt nhưng chỉ để cho vui, không ác ý (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  23. Đường mép chạy từ giữa cổ đến nách áo phía bên phải ở thân trước áo dài.
  24. Trường Lại, Trường Phong
    Hai xóm thuộc địa phận xã Kỳ Thịnh, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.