Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Khăn xéo
    Một loại khăn bịt đầu ngày xưa, vừa để che mưa nắng vừa có thể làm tay nải để đựng đồ đạc khi cần. Cũng gọi là khăn chéo.
  2. Mỏ nhát
    Một loài chim nhỏ, lông rằn, vàng nâu, mỏ dài nhọn, bay rất nhanh và xa; thường kiếm mồi trong các ruộng ít nước ban ngày và kêu ban đêm. Người dân quê thường bắt chim mỏ nhát làm món nướng.

    Chim mỏ nhát

    Chim mỏ nhát

  3. Thuốc nam
    Tên gọi ngành y học thuộc Đông y xuất phát từ Việt Nam ta, để phân biệt với thuốc bắc có nguồn gốc từ Trung Quốc. Các vị thầy thuốc nổi tiếng được xem là bậc tổ của nghề y Việt Nam là Hải Thượng Lãn Ông (còn lưu truyền bộ Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh là sách căn bản của Đông y Việt Nam) và Tuệ Tĩnh (tác giả của câu nói nổi tiếng "Nam dược trị Nam nhân" - thuốc Nam dùng chữa bệnh cho người Nam). Nguyên liệu của thuốc Nam chủ yếu là những loại thảo mộc bản địa, dùng tươi hoặc sấy khô.

    Một cửa hàng thuốc nam tại Sa Pa

    Một cửa hàng thuốc nam tại Sa Pa

  4. Thuốc bắc
    Tên chung của các loại thuốc được sử dụng trong y học cổ truyền của Trung Quốc, phân biệt với thuốc nam là thuốc theo y học cổ truyền Việt Nam. Các vị trong thuốc bắc có nguồn gốc từ thực vật (vỏ, rễ, lá cây...), động vật (sừng, xương, da lông...) và khoáng chất (hoàng thổ, thạch tín ...) được chia thành thang, luộc trong nước (gọi là sắc thuốc) trước khi uống.

    Một số vị thuốc bắc

    Một số vị thuốc bắc

  5. Các vị thuốc nam được người Trung Quốc thu mua, chế biến thành thuốc cắc rồi bán ngược lại cho người Việt Nam với giá cao.
  6. An Lão
    Địa danh nay là huyện An Lão thuộc tỉnh Bình Định. Huyện giáp với các huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) và An Khê (Gia Lai), bốn phía bao bọc bởi nhiều dãy núi nên còn được gọi là thung lũng An Lão.
  7. Bình Đông
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Bình Đông, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  8. Vùa
    Một loại đồ đựng bằng sành hoặc đất nung. Ở một số địa phương Nam Bộ, người ta cũng gọi cái gáo (dừa) múc nước là vùa.

    Từ này cũng được phát âm thành dùa.

  9. Trám
    Người Nam Bộ gọi là cà na từ cách phát âm của người Triều Châu, âm Hán Việt là cảm lãm, một loại cây thân gỗ thường đươc trồng để lấy gỗ và nhựa. Quả trám căng tròn màu xanh nhạt, dài hơn một lóng tay, vị chua chua hơi chát, dùng kho cá hoặc muối dưa.

    Trái cà na

    Trái trám

  10. Cái Đầm
    Tên một con rạch nằm giữa xã Hiệp Xương và một ấp của xã Bình Thạnh Đông, thuộc vùng xa vùng sâu của huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.
  11. Ngọc hành
    Bộ phận sinh dục đàn ông, cũng gọi là âm hành.
  12. Vưng
    Vâng (phương ngữ Trung Bộ).
  13. Mược
    Mặc kệ (phương ngữ miền Trung).
  14. Ba sanh hương lửa
    Hương bén lửa để mùi thơm bay xa và lâu suốt ba sinh, chỉ tìm cảm nồng đậm của đôi trai gái.
  15. Thiên Thai
    Tên một ngọn núi trong truyện Lưu Thần - Nguyễn Triệu đời nhà Hán (Trung Quốc). Nhân tiết Đoan Dương (5-5 âm lịch), hai người vào núi Thiên Thai hái thuốc, bị lạc, gặp tiên nữ, kết làm vợ chồng. Sống hạnh phúc được nửa năm thì hai chàng nhớ quê muốn về thăm. Khi về đến quê hương thì Lưu - Nguyễn thấy quang cảnh khác hẳn xưa, thì ra họ đã xa nhà đến bảy đời. Buồn bã, hai người trở lại Thiên Thai thì không thấy tiên đâu nữa.

    Thiên Thai được dùng để chỉ cảnh tiên. Việt Nam ta cũng có một câu chuyện tương tự là Từ Thức gặp tiên.

    Nghe bản nhạc Thiên Thai của nhạc sĩ Văn Cao.

  16. Đại hàn
    Một trong hai mươi bốn tiết khí, thường bắt đầu vào khoảng ngày 20 hay 21 tháng 1 dương lịch. Trong khoảng thời gian này thông thường thời tiết rất lạnh (đại hàn) ở Bắc bán cầu Trái Đất; chính xác hơn là ở Trung Hoa cổ đại. Ở miền Bắc, từ đèo Hải Vân trở ra, tiết trời cũng rất lạnh và có gió mùa Đông Bắc.
  17. Đông chí
    Một trong hai mươi bốn tiết khí, bắt đầu vào giữa mùa đông.
  18. Bàu
    Chỗ sâu trũng như ao vũng, thường ở ngoài đồng.

    Bàu sen ở Mũi Né, Bình Thuận

    Bàu sen ở Mũi Né, Bình Thuận

  19. Cỏ tranh
    Loại cỏ thân cao, sống lâu năm, có thân rễ lan dài, ăn sâu dưới đất. Lá mọc đứng, cứng, gân nổi, dáng lá hẹp dài, mép lá rất sắc, có thể cứa đứt tay. Ở nhiều vùng quê, nhân dân ta thường đánh (bện) cỏ tranh thành tấm lợp nhà. Tro của cỏ tranh có vị mặn, vì vậy thú rừng thường liếm tro cỏ tranh thay cho muối.

    Nhà dài Ê Đê lợp tranh

    Nhà dài Ê Đê lợp tranh

  20. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  21. Canh
    Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.