Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Tiền
    Năm 1439, vua Lê Thánh Tông quy định: 1 quan = 10 tiền = 600 đồng, gọi là tiền tốt hoặc tiền quý (quy định này ổn định cho đến năm 1945). Khoảng thế kỉ 18, trong dân gian xuất hiện cách tính tiền gián, mỗi quan tiền gián chỉ gồm 360 đồng.
  2. Ốc
    Tù và làm bằng vỏ ốc, được thổi để báo hiệu hoặc làm hiệu lệnh.

    Thổi ốc trong lễ khao lề thế lính Hoàng Sa

    Thổi ốc trong lễ khao lề thế lính Hoàng Sa

  3. Quan thầy
    Tên chung người dân dùng để gọi những người có chức quyền thời Pháp thuộc, thường mang ý đả kích.
  4. Gióng
    Còn gọi là quang, đồ vật làm bằng mây, gồm có đế gióng và 4 hay 6 quai gióng. Gióng được dùng kết hợp với đòn gánh - đòn gánh ở giữa, hai chiếc gióng hai bên, để gánh gạo và các loại nông sản khác.

    Quang gánh

    Quang gánh

  5. Trầu
    Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.

    Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.

    Lá trầu không

    Lá trầu không

    Một miếng trầu

    Một miếng trầu

    Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.

  6. Cau
    Loại cây nhiều đốt, thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu.

    Cây cau

    Cây cau

    Quả cau và lá trầu

    Quả cau và lá trầu

  7. Có bản chép: thắm.
  8. Sứ
    Một chức quan cai trị người Pháp đứng đầu trong một tỉnh dưới thời Pháp thuộc.
  9. “Đồn lầu” nói lái lại thành “đầu l…”
  10. Chấp sự giả các tư kì sự dã
    Nguyên là “Chấp sự giả các tư kì sự,” nghĩa là (mời) những người chấp sự (người phục vụ việc dâng rượu, dâng hương, phúng văn tế…) vào vị trí công việc của mình. Đây là một câu thông xướng vào đầu các nghi lễ ở làng xã.
  11. Đông Phái
    Tên một ngôi làng thuộc xã Diễn Hoa, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
  12. Phượng Lịch
    Tên Nôm là Kẻ Trạch, nay là xóm 3, xã Diễn Hoa, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Làng nổi tiếng với nghề dệt vải, và vải được dệt ở làng được gọi là vải bùi.

    Làng vải Phượng Lịch

    Làng vải Phượng Lịch

  13. Dũng Quyết
    Cũng gọi là rú (núi) Quyết, một ngọn núi nằm trong quần thể Lâm viên Núi Quyết thuộc địa bàn phường Trung Đô, thành phố Vinh, Nghệ An. Từ xưa núi đã được đánh giá là có thế Long, Ly, Quy, Phượng, được vua Quang Trung chọn là nơi đóng đô, gọi là Phượng Hoàng Trung Đô.

    Đền thờ vua Quang Trung trên núi Quyết

    Đền thờ vua Quang Trung trên núi Quyết

  14. Cửa Lò
    Một địa danh ven biển nay là thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An và là một địa điểm du lịch nổi tiếng.

    Bãi biển Cửa Lò

    Bãi biển Cửa Lò

  15. Te
    Một dụng cụ bắt tép trông rất giống cái vó, nhưng nhỏ hơn nhiều. Te gồm hai nan tre vót mảnh dài cỡ hai mét buộc chéo nhau ở giữa, phía dưới bốn đọt nan tre này được buộc vào một mảnh vải mùng hình vuông mỗi cạnh dài cỡ 8 tấc, không quá thưa để tép lọt qua, cũng không quá dày sẽ cản nước, cất lên chậm, tép sẽ nhảy hết ra ngoài. Thường một người đi cất te lúc nào cũng phải có từ vài chục cái te trở lên. Trước khi đi cất te, mọi người thường dùng cám trộn với mỡ heo rang lên thật thơm để làm mồi nhử tép. Chọn một đám ruộng, ao hồ hay mép rào nào đó. Dùng tay vén sạch cỏ rác rong rêu rồi đặt te xuống, chờ đáy te chìm sát đáy bùn thì nhón tay vắt một nhúm cám rang ném vào giữa te dụ tép. Đặt xong cái này thì đặt qua cái khác, đặt đến cái cuối cùng thì bắt đầu quay lại nhấc cái đầu tiên lên để đổ tép, và cứ lặp đi lặp lại như vậy cho đến khi ra về.

    Bắt tép

    Bắt tép

  16. Chõng
    Đồ dùng để nằm, ngồi, làm bằng tre nứa, giống như chiếc giường nhưng nhỏ, hẹp hơn. Ngày xưa, những nhà buôn bán nhỏ thường xếp hàng hóa lên một chiếc chõng, gọi là chõng hàng.

    Hàng bún riêu bày trên chõng

    Hàng bún riêu bày trên chõng

  17. Đồng kẽm
    Đồng tiền làm bằng kẽm. Thời phong kiến, tiền tệ lưu thông gồm bốn loại: vàng, bạc, tiền đồng, tiền kẽm. Vàng bạc là quý nhất. Tiền kẽm có giá trị thấp nhất. Một đồng tiền đúc bằng đồng (gọi là tiền tốt) có giá trị gấp sáu lần một đồng tiền kẽm.

    Đồng tiền kẽm cổ

    Đồng tiền kẽm cổ

  18. Chữ thiên 天 (trời) "đội mũ" thì thành chữ phu 夫 (chồng). "Xin một tấm" vì vậy nghĩa là "xin một tấm chồng."
  19. Tứ sắc
    Tên một trò chơi bài lá phổ biến ở Trung và Nam Bộ. Bộ bài tứ sắc có 28 lá khác nhau, chia thành 4 màu (đỏ, vàng, xanh, trắng) và 7 cấp bậc: Tướng, Sĩ, Tượng, Xe, Pháo, Mã, Tốt.

    Bài tứ sắc

    Bài tứ sắc

  20. Cát tê
    Tên một trò chơi bài Tây phổ biến Trung và Nam Bộ, tùy theo vùng mà cũng được gọi là các tê, cắt tê hay cạc tê.
  21. Quân sư phụ
    Một quan niệm Nho giáo do Khổng Tử nêu ra, sắp xếp vai trò của vua (quân), thầy (sư), rồi mới đến cha (phụ).
  22. Cương thường
    Cũng đọc là cang thường, cách nói tắt của tam cương ngũ thường, một khái niệm về đạo lí của Nho giáo trong chế độ phong kiến dành cho nam giới. Tam cương nghĩa là ba giềng mối (cương là đầu mối của lưới, nắm được cương thì các mắt lưới sẽ giương lên), gồm có quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), và phu phụ (chồng vợ). Ngũ thường (năm đức tính phải có) gồm: Nhân (đức khoan dung), lễ (lễ độ), nghĩa (đạo nghĩa), trí (trí tuệ) và tín (lòng thành thật).

    Trong ca dao - dân ca, đạo cang thường thường dùng để chỉ tình cảm vợ chồng.

  23. Thật ra tam cương giả gồm có quân thần nghĩa (vua tôi), phụ tử thân (cha con), phu phụ thuận (vợ chồng), khác với quan niệm quân - sư - phụ.