Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Trai
    Tên chung chỉ các loài động vật thân mềm có hai mảnh vỏ. Ở các vùng Khánh Hòa, Phan Thiết, Hoàng Sa... người ta thường nuôi loài trai ngọc để lấy ngọc trai.

    Trai ngọc

    Trai ngọc

  2. Dụng cụ đánh bắt tôm cá, gồm có một lưới, bốn góc mắc vào bốn đầu gọng để kéo.

    Kéo vó

    Kéo vó

  3. Quan niệm phong thủy về thế đất tốt: phần đất bồi, dôi ra mặt nước (thè lè lưỡi trai) và cao (khum khum gọng vó).
  4. Phù Lỗ
    Tên Nôm là làng Sọ, một ngôi làng nay thuộc địa phận xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Tại đây có đền Sọ, thờ hai anh em Trương Hống, Trương Hát, hai danh tướng của Triệu Quang Phục, tức Triệu Việt Vương sau này.
  5. Thổ Hà
    Một ngôi làng thuộc xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, có nghề truyền thống là làm gốm, nung vôi và làm bánh đa nem.
  6. Làng Phù Lỗ (làng Sọ) ngày xưa có nhiều người đỗ đạt, làm quan. Làng Thổ Hà thì nổi tiếng với nghề gốm. Câu này ví von quan làng Sọ nhiều như lọ gốm do làng Thổ Hà làm ra.
  7. Cá khô có trứng
    Chuyện phi thường, không tưởng; nghĩa bóng chỉ cảnh người cùng túng bỗng gặp may.
  8. Ngái
    Xa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  9. Trong đình chùa Việt Nam thường có con rùa đá đội hạc hoặc văn bia.

    Rùa đội bia tiến sĩ ở Văn Miếu

    Rùa đội bia tiến sĩ ở Văn Miếu

  10. Vô hậu kế đợi
    Không có người nối dõi. Thành ngữ này hay bị đọc trại thành "Vô hậu tế đợi," và thường dùng khi chửi bới hoặc quở mắng.

    “Giỡn chi mà giỡn vô hậu tế đợi rứa. Mấy chuyện đó đừng có ham.” – Nhã Ca

  11. Kim tiền cổ hậu
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Kim tiền cổ hậu, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  12. Cả
    Lớn, nhiều (từ cổ).
  13. Họ
    Những người thuộc đàng trai (hoặc đàng gái) trong đám cưới. Cũng gọi là họ nhà trai, họ nhà gái.
  14. Gò Găng
    Một địa danh nay thuộc phường Nhơn Thành, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Tại đây có nghề làm nón truyền thống, đồng thời có phiên chợ nón Gò Găng rất độc đáo, họp từ nửa đêm đến rạng sáng. Nón làm ở chợ Găng ngày xưa chủ yếu là nón ngựa.

    Chợ nón Gò Găng

    Chợ nón Gò Găng

  15. Nón quai thao
    Còn gọi là nón ba tầm, nón thúng, một loại nón xưa của phụ nữ đồng bằng Bắc Bộ. Nón làm bằng lá gồi hoặc lá cọ, mặt nón rộng 70 - 80 cm, hình bánh xe, đỉnh bằng, có vành cao độ 10 - 12 cm. Mặt dưới nón gắn một vành tròn vừa đầu người đội, gọi là khua. Quai nón dài, khi đội thì thả võng đến thắt lưng, người đội dùng tay giữ quai. Quai nón làm bằng từ một 1 tới 8 dây thao đen kết bằng tơ, chỉ, ngoài bọc tơ dệt liên tục. Đời nhà Trần, nón này được cải tiến cho cung nữ đội và gọi là nón thượng.

    Phụ nữ Hà Nội đội nón quai thao (đầu thế kỉ 20).

    Phụ nữ Hà Nội đội nón quai thao (đầu thế kỉ 20).

  16. Huyền
    Màu đen (từ Hán Việt).
  17. Nhiễu
    Hàng dệt bằng tơ, sợi ngang xe rất săn, làm cho mặt nổi cát.
  18. Thiên hạ
    Toàn bộ mọi vật, mọi người. Đây là một khái niệm có gốc từ Trung Quốc (thiên 天 (trời) hạ 下 (ở dưới), nghĩa đen là "dưới gầm trời").

    "Nào ta biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ." (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân)

  19. Ngó
    Nhìn, trông (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  20. Đào, kép
    Vai diễn trong một vở tuồng, chèo, cải lương... Đào là vai nữ, kép là vai nam. Cô dâu, chú rể trong đám cưới đôi khi cũng gọi là đào kép.

    Thanh Nga, nữ nghệ sĩ cải lương nổi tiếng của Nam Việt Nam vào những năm 70 của thế kỉ 20

    Thanh Nga, nữ nghệ sĩ cải lương nổi tiếng của Nam Việt Nam vào những năm 70 của thế kỉ 20

  21. Chầy
    Trễ, chậm (từ cổ). Trong ca dao ta cũng thường gặp cụm từ "canh chầy," nghĩa là canh khuya, đêm khuya.
  22. Thắt thẻo
    Bồi hồi, khắc khoải, bồn chồn trong lòng (phương ngữ Nam Bộ).
  23. Ương
    Ươm hạt.