Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Lỏ
    Ló lên, lộ ra, đưa ra.
  2. Bòi
    Dương vật.
  3. Dục dặc
    Trắc trở, không thuận hòa (phương ngữ Phú Yên).
  4. Ông gấm
    Con beo, con báo hoa mai (phương ngữ).

    Báo hoa mai

    Báo hoa mai

  5. Truông
    Vùng đất hoang, có nhiều cây thấp, lùm bụi, hoặc đường qua rừng núi, chỗ hiểm trở (theo Đại Nam quấc âm tự vị).
  6. Yếm
    Trang phục mặc trong của phụ nữ ngày xưa. Yếm là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, dùng để che ngực, thường được mặc chung với áo cánh và áo tứ thân. Trong ca dao ta thường gặp hình ảnh yếm đào hay yếm thắm, cùng có nghĩa là yếm màu đỏ.

    Yếm đào bên sen trắng - Tranh Phạm Mai Châu

    Yếm đào bên sen trắng - Tranh Phạm Mai Châu

  7. Hường
    Hồng (phương ngữ Nam Bộ). Từ này được đọc trại ra do kị húy tên vua Tự Đực là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm.
  8. Thầy đồ
    Người dạy chữ Nho cho trẻ con ngày xưa.

    Thầy đồ, thầy đạc
    Dạy học, dạy hành
    Vài quyển sách nát
    Dăm thằng trẻ ranh

    (Tú Xương)

    Thầy đồ dạy học trò

    Thầy đồ dạy học trò

  9. Hồ
    Kĩ thuật làm cho sợi dệt hoặc vải thấm đều một lớp nước có pha lớp bột hoặc keo cho cứng.
  10. Ngỡi
    Tiếng địa phương Nam Bộ của "ngãi" (nghĩa, tình nghĩa).
  11. Thê nhi
    Vợ con (từ Hán Việt).
  12. Thần vì
    Cũng gọi là thần vị, thần chủ, chỉ bài vị của người chết.
  13. Rày
    Nay, bây giờ (phương ngữ).
  14. Anh chài
    Người làm nghề chài lưới.
  15. Anh buôn
    Người làm nghề buôn bán.
  16. Nhái bén
    Loài nhái có cơ thể nhỏ bé, chân mảnh, lưng thường có màu xanh lá cây. Ban ngày, loài này thường ẩn nấp trong các bụi cây, đến tối mới nhảy ra tìm mồi. Thức ăn của chúng là các loài côn trùng.

    Con nhái bén

    Con nhái bén

  17. Nhài
    Còn gọi là lài, loại cây nhỏ có hoa màu trắng rất thơm. Nhân dân ta thường dùng hoa lài để ướp trà.

    Bông hoa nhài

    Bông hoa lài (nhài)

  18. Trại Cối
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Trại Cối, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  19. Làng Tè
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Làng Tè, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  20. Liên Tỉnh
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Liên Tỉnh, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  21. Có bản chép:
    Chợ trưa, người vãn, còn nài thấp cao.
  22. Quân tử
    Hình mẫu con người lí tưởng theo Nho giáo. Quân tử là người ngay thẳng, đứng đắn, công khai theo lẽ phải, trung thực và cẩn trọng.
  23. Thú
    Nhà (từ Hán Việt); thú quê: nhà quê.
  24. Kẻ chợ
    Kinh đô (từ cũ). Khi dùng như danh từ riêng, Kẻ Chợ là tên gọi dân gian của kinh thành Thăng Long xưa.
  25. Có bản chép: chân con.
  26. Tương truyền đây là một câu sấm về nhà Tây Sơn. Theo đó đầu cha là đầu chữ Quang 光 trong tên Quang Trung, cũng là đuôi chữ Cảnh 景 trong tên Cảnh Thịnh (Nguyễn Quang Toản, con trai của vua Quang Trung, đồng thời là vị vua cuối cùng của nhà Tây Sơn). Triều Tây Sơn tồn tại từ năm 1788 đến 1802 là 14 năm.
  27. Ruộng rộc
    Ruộng trũng và hẹp nằm giữa hai sườn đồi núi.
  28. Lúa nhe
    Thứ lúa cổ truyền, thân mảnh, ít hạt nhưng giã trắng nấu trong nồi đất, rất dẻo và thơm. Thứ lúa này mỗi gia đình chỉ cấy một ít, dùng vào việc cúng cơm mới.
  29. Ve
    Ve vãn, tán tỉnh.
  30. Lúa áo già
    Thứ lúa có vỏ đỏ nâu giống lông chim áo già, hạt gạo có màu đỏ, giã trắng vẫn còn màu hồng hồng, ăn ngon cơm.