Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Câu này lấy từ lời than của thầy Tử Lộ:

    Mộc dục tịnh nhi phong bất đình
    Tử dục dưỡng nhi thân bất tại

    Nghĩa là:
    Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng
    Con muốn nuôi mà cha mẹ không còn sống.

  2. Có bản chép: Chuột nằm bồ lúa.
  3. Nghĩa nhân
    Cũng viết nhân nghĩa, nghĩa là "lòng yêu thương người (nhân) và biết làm điều phải (nghĩa)." Hiểu rộng là đạo nghĩa sống ở đời.
  4. Nước ròng
    Mực nước thấp nhất khi thủy triều xuống. Ngược lại với nước ròng là nước lớn, mực nước khi triều lên cao nhất.
  5. Có bản chép: Chưa đi học đã quay về.
  6. Canh
    Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
  7. Giả như
    Giống như, ví dụ như (phương ngữ).
  8. Ốc gạo
    Loài động vật thân mềm thuộc họ ốc, sống ở vùng nước lợ và đáy sông, có vỏ trắng xanh, xoáy tròn, phía sau ốc có phần chóp nhọn, ốc lớn bằng đầu ngón tay, khi trưởng thành ốc gạo lớn bằng hột mít. Khi nấu chín dưới yếm hiện ra một cục mỡ nhỏ như hạt gạo. Ốc gạo được chế biến thành nhiều món đặc sản miền Nam.

    Ốc gạo Phú Đa (Bến Tre)

    Ốc gạo Phú Đa (Bến Tre)

  9. Phụ mẫu
    Cha mẹ (từ Hán Việt).
  10. Xáng
    Đánh, đập mạnh một cái gì (xáng chén, xáng bạt tai...).
  11. Quân tử
    Hình mẫu con người lí tưởng theo Nho giáo. Quân tử là người ngay thẳng, đứng đắn, công khai theo lẽ phải, trung thực và cẩn trọng.
  12. Đinh ninh
    Nói đi nói lại, dặn đi dặn lại cặn kẽ để nhớ kỹ.

    Vầng trăng vằng vặc giữa trời
    Đinh ninh hai mặt một lời song song

    (Truyện Kiều)

  13. Ngũ Kiên
    Một xã thuộc huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.
  14. Tỉnh Khánh Hòa ngày trước có rất nhiều cọp. Bình Thuận thì nhiều ma (theo tín ngưỡng dân gian).
  15. Có bản chép: Cái tôm cái tép nương nhờ vào đâu.
  16. Cửa tam quan
    Cũng gọi là cổng tam quan, mái tam quan, loại cổng có ba lối đi thường thấy ở chùa chiền theo lối kiến trúc truyền thống.

    Cổng tam quan chùa Láng

    Cổng tam quan chùa Láng