Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Vồ
    Dụng cụ gồm một đoạn gỗ chắc và nặng có tra cán, dùng để nện, đập. Trong nông nghiệp, vồ được dùng để đập cho đất nhỏ ra.

    Cái vồ

    Cái vồ

  2. Cật
    Toàn bộ phần phía sau lưng. Còn có nghĩa khác là quả thận, nhiều nơi còn gọi là bầu dục.
  3. Cù lao
    Khoảng đất nổi lên ở giữa biển hoặc sông.

    Cù lao Chàm

    Cù lao Chàm

  4. Dâu tằm
    Loại cây thường được trồng hai bên bờ sông, chủ yếu để lấy lá cho tằm ăn. Lá và rễ dâu cũng là vị thuốc đông y. Quả dâu tằm chín cũng có thể dùng để ăn hoặc ngâm rượu, gọi là rượu dâu tằm. Ở nước ta, dâu có nhiều giống: dâu bầu, dâu da, dâu cỏ, dâu tam bội...

    Lá và quả dâu tằm

    Lá và quả dâu tằm

  5. Gò Nổi
    Tên một gò đất nằm giữa hai nhánh ở hạ lưu sông Thu Bồn, gồm ba xã Điện Quang, Điện Trung và Điện Phong, thuộc huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Vùng này nổi tiếng với nghề dệt lụa tơ tằm và được coi là đất địa linh nhân kiệt vì sản sinh ra rất nhiều các nhà yêu nước, nhà khoa học, trí thức nổi tiếng: Trần Cao Vân, Hoàng Diệu, Phạm Phú Thứ, Lê Đình Dương, Phan Thành Tài, Phan Thanh, Phan Khôi, Hoàng Tụy...

    Cánh đồng ở vùng Gò Nổi

    Cánh đồng ở vùng Gò Nổi

  6. Tằm
    Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.

    Tằm đang ăn lá dâu

    Tằm đang ăn lá dâu

    Kén tằm

    Kén tằm

  7. Theo Tân biên Nam Định tỉnh địa dư chí lược của Khiếu Năng Tĩnh: Nam Chân (Nam Định) có các làng Cổ Tung, Cổ Nông, Cổ Gia, Cổ Giả, Cổ Lũng, Cổ Chử, Cổ Lễ, tính người thật thà, ăn ở trung hậu. Ở Giao Thủy các làng Hoành Đông, Hoành Nha, Hoành Lộ, Hoành Nhị, Hoành Tam, Hoàng Tứ đều là nơi đất tốt, cấy cày có nhiều gạo ngon, nông dân no đủ.
  8. Đèn tọa đăng
    Đèn dầu để bàn cũ.

    Bộ sưu tập đèn tọa đăng hơn 100 năm tuổi của nhà sưu tầm Nguyễn Quang Mạnh

    Bộ sưu tập đèn tọa đăng hơn 100 năm tuổi của nhà sưu tầm Nguyễn Quang Mạnh

  9. Chuyện vãn
    Chuyện nói cho qua thời giờ, không có ý nghĩa gì rõ rệt.
  10. Nước rặc
    Nước thủy triều khi rút xuống.
  11. Bậu
    Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
  12. Lậu
    Để lộ (phương ngữ Nam Bộ, nguyên là âm Hán Việt của chữ lậu 漏).
  13. Gá nghĩa
    Kết nghĩa (gá nghĩa vợ chồng, gá nghĩa anh em), tiếng miền Nam còn đọc trại thành gá ngãi.
  14. Trôn
    Mông, đít, đáy (thô tục).
  15. Gánh nước

    Gánh nước

  16. Bình Lương
    Tên một ấp nay thuộc xã An Bình, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long, nằm bên dòng sông Cổ Chiên.
  17. An Bình
    Tên một cù lao giữa sông Tiền, đối diện với thị xã Vĩnh Long, gồm bốn xã: An Bình, Bình Hòa Phước, Hòa Ninh và Ðồng Phú, đều thuộc huyện Long Hồ. Cù lao rộng khoảng 60km2, đất đai màu mỡ và trù phú, nước ngọt quanh năm, dân cư trồng nhiều cây ăn trái như: chôm chôm, xoài, nhãn, sầu riêng...

    Đường trên cù lao An Bình

    Đường trên cù lao An Bình

  18. Cá trê
    Tên một họ cá da trơn nước ngọt phổ biến ở nước ta. Cá trê có hai râu dài, sống trong bùn, rất phàm ăn. Nhân dân ta thường đánh bắt cá trê để làm các món kho, chiên hoặc gỏi.

    Cá trê

    Cá trê

  19. Ba sinh
    Ba kiếp người: kiếp trước, kiếp này và kiếp sau, theo thuyết luân hồi của Phật giáo. Văn học cổ thường dùng chữ "nghĩa ba sinh" hoặc "nguyện ước ba sinh" để nói về sự gắn kết nam nữ.

    Ví chăng duyên nợ ba sinh,
    Làm chi những thói khuynh thành trêu ngươi?

    (Truyện Kiều)

  20. Duối
    Loại cây mộc, cỡ trung bình, thân khúc khuỷu, nhiều cành chằng chịt, có mủ trắng. Lá duối ráp dùng làm giấy nhám làm nhẵn mặt gỗ. Duối được dùng làm vị thuốc và trồng trong chậu nhỏ làm cây cảnh.

    Hàng duối ở làng Đường Lâm

    Hàng duối ở làng Đường Lâm

  21. Cá chép
    Tên Hán Việt là lí ngư, một loại cá nước ngọt rất phổ biến ở nước ta. Ngoài giá trị thực phẩm, cá chép còn được nhắc đến trong sự tích "cá chép vượt vũ môn hóa rồng" của văn hóa dân gian, đồng thời tượng trưng cho sức khỏe, tài lộc, công danh.

    Ở một số địa phương miền Trung, cá chép còn gọi là cá gáy.

    Cá chép

    Cá chép

  22. Tôn Ngộ Không
    Một trong số các nhân vật chính trong tiểu thuyết Tây Du Ký của nhà văn Trung Quốc Ngô Thừa Ân, rất quen thuộc trong văn hóa Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc. Tôn Ngộ Không vốn là một con khỉ nứt từ đá ra, học được 72 phép biến hóa, có phép Cân đẩu vân (bay lộn trên mây, nhún mình một cái bay được một vạn tám ngàn dặm), sử dụng vũ khí là gậy sắt (thiết bảng), tự xưng là Tề Thiên Đại Thánh. Sau Tôn Ngộ Không theo phò Đường Tam Tạng sang Tây Trúc thỉnh kinh, dọc đường có nhiều công trạng trong việc đánh yêu ma quỷ quái, bảo vệ Đường Tăng, đồng thời cũng gặp phải nhiều kiếp nạn.

    Tạo hình nhân vật Tôn Ngộ Không trên phim

    Tạo hình nhân vật Tôn Ngộ Không trên phim

  23. Đằng vân giá vũ
    Cưỡi mưa, đè mây (chữ Hán). Thường dùng để chỉ sự đi lại của thần tiên.