Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Quân tử
    Hình mẫu con người lí tưởng theo Nho giáo. Quân tử là người ngay thẳng, đứng đắn, công khai theo lẽ phải, trung thực và cẩn trọng.
  2. Quế
    Một loại cây rừng, lá và vỏ có tinh dầu thơm. Vỏ quế ăn có vị cay, là một vị thuốc quý (Quế chi) trong các bài thuốc Đông y. Trong văn học cổ, cây quế thường tượng trưng cho sự thanh cao, đẹp đẽ.

    Thu hoạch quế

    Thu hoạch và phơi quế

  3. Bạch Đằng
    Một đòng sông lớn thuộc hệ thống sông Thái Bình, chảy theo ranh giới hai tỉnh Quảng Ninh và Hải Phòng, đổ ra biển bằng cửa Nam Triệu, vịnh Hạ Long. Bạch Đằng (nghĩa là "sóng trắng" vì sông thường có sóng bạc đầu) còn có tên gọi là sông Rừng, là đường giao thông quan trọng từ biển Đông vào nội địa nước ta. Sông Bạch Đằng nổi tiếng với những trận thủy chiến lừng lẫy chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, như trận Ngô Quyền đại thắng quân Nam Hán, Trần Hưng Đạo thắng Nguyên-Mông...

    Mô hình miêu tả trận Bạch Đằng năm 938

    Mô hình trận Bạch Đằng năm 938

  4. Nam Hán
    Một vương quốc tồn tại từ năm 917 đến năm 971, trong thời kỳ Ngũ Đại Thập Quốc (907-960), địa bàn trải dọc theo bờ biển phía nam Trung Quốc, kinh đô đặt ở Hưng Vương Phủ, ngày nay là thành phố Quảng Châu. Tên nước ban đầu là Đại Việt, sau đó đổi thành Đại Hán, trong sử gọi là Nam Hán để phân biệt với nước Bắc Hán trong cùng thời kì.

    Nam Hán giáp giới với nước ta, lúc ấy có tên là Tĩnh Hải quân (quân là một đơn vị hành chính quân sự đặt ra thời Đường, mỗi quân do một Tiết độ sứ cai trị). Trong một thời gian ngắn (từ khoảng 930-931), Nam Hán chiếm được Tĩnh Hải quân (bao gồm Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ hiện nay) nhưng không giữ được do bị Dương Đình Nghệ đánh đuổi. Năm 937, Kiều Công Tiễn, hào trưởng đất Phong Châu (Phú Thọ) - nổi lên giết chết Tiết độ sứ Tĩnh Hải quân là Dương Đình Nghệ để nắm quyền, cũng xưng là Tiết độ sứ. Con rể Dương Đình Nghệ là Ngô Quyền nghe tin, từ Ái Châu (Thanh Hóa) đem quân ra đánh. Kiều Công Tiễn cầu cứu Nam Hán, vua Nam Hán liền đưa quân sang, nhưng bị đánh bại tại trận Bạch Đằng (năm 938).

  5. Ngô Quyền
    (898 - 944) còn được biết đến với tên gọi Tiền Ngô Vương, là vị vua đầu tiên của nhà Ngô trong lịch sử nước ta. Năm 938, ông lãnh đạo nhân dân đánh bại quân Nam Hán trong trận Bạch Đằng lịch sử, chính thức kết thúc một ngàn năm Bắc thuộc, mở ra một thời kì độc lập lâu dài. Sau chiến thắng này, ông lên ngôi vua, trị vì từ năm 939 đến năm 944.

    Tranh vẽ trận Bạch Đằng năm 938

    Tranh vẽ trận Bạch Đằng năm 938

  6. Giải nước non
    Giải đáp, dãi bày tâm sự.
  7. Chửa
    Chưa (từ cổ, phương ngữ).
  8. Bài ca dao này thật ra là một bản dịch từ bài thơ Mẫn nông của nhà thơ Lý Thân, đời Đường ở Trung Quốc:

    Sừ hòa nhật đương ngọ
    Hãn trích hòa hạ thổ
    Thùy tri bàn trung xan
    Lạp lạp giai tân khổ

    Dịch nghĩa:

    Cày ruộng buổi đang trưa
    Mồ hôi rơi xuống đất
    Ai hay cơm trên mâm
    Từng hạt, từng hạt đều cay đắng

  9. Kiệu
    (Ngựa) Chạy bước ngắn.
  10. Tứ linh
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Tứ linh, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  11. Kinh sử
    Sách vở Nho giáo nói chung. Thời xưa sách vở được phân làm bốn loại: kinh (kinh điển), sử (lịch sử), tử (lời của các nhà tư tưởng), tập (tuyển tập văn thơ).
  12. Mụ o
    Em gái của chồng (cũng như bà cô).
  13. Ông chú
    Em trai của chồng.
  14. Lỏi
    Khập khiễng, không đồng đều.
  15. Phong du
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Phong du, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  16. La Mã
    Một nền văn minh kéo dài thế kỷ thứ ́8 TCN cho thế kỷ thứ 5 CN, bao gồm các thời kỳ Vương quốc La Mã, Cộng hoà La Mã và Đế quốc La Mã. Nền văn minh La Mã có vai trò rất lớn trong việc tạo nên chính quyền, luật pháp, chính trị, kỹ nghệ, nghệ thuật, văn chương, kiến trúc, công nghệ, chiến tranh, tôn giáo, ngôn ngữ, và xã hội hiện đại.

    Nghị viện La Mã

    Nghị viện La Mã

  17. Hoa Lư
    Kinh đô đầu tiên của nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền ở Việt Nam, tồn tại 42 năm (968 - 1010), gắn với sự nghiệp của ba triều đại liên tiếp là nhà Đinh, nhà Tiền Lê và nhà Lý, hiện thuộc địa phận tỉnh Ninh Bình.

    Sơ đồ kinh đô Hoa Lư

    Sơ đồ kinh đô Hoa Lư

  18. La
    Một giống đông vật được lai giữa ngựa cái và lừa đực.

    Con la

    Con la

  19. Chơi chữ: "Mã" nghĩa là ngựa, "lư" nghĩa là lừa.
  20. Căn
    Gốc rễ (chữ Hán). Khái niệm căn thường được gặp trong lí thuyết Phật giáo, chỉ những điều căn bản, gốc rễ của nhận thức, sự việc.

    Thiện căn ở tại lòng ta
    Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài
    (Truyện Kiều)

  21. Nửa lừng
    Nửa lưng chừng (phương ngữ Nam Bộ).
  22. Mang
    Cũng gọi là con mễn hay con mển, một loại hươu nai gặp trong những cánh rừng nhiệt đới và cận nhiệt đới.

    Con mang

    Con mang

  23. Theo GS Nguyễn Hữu Quang thì câu ca dao này nói về việc vua Lý Thái Tông tha tội phản nghịch cho Nùng Trí Cao, lại gia phong cho tước Thái Bảo, nhưng đến năm 1048 và 1052 Trí Cao lại nổi dậy xưng đế.
  24. Thị phi
    Phải và không phải. Chỉ sự đồn đại, chê bai.

    Kẻ yêu nên ít lời cao hạ,
    Người ghét càng nhiều tiếng thị phi.

    (Than thân - Nguyễn Hữu Chỉnh)