Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Kinh xáng Xà No
    Gọi tắt là kinh (kênh) Xáng, một dòng kênh do thực dân Pháp đào vào năm 1903 nhằm khai thác vùng đất hoang hóa miền Hậu Giang. Kênh rộng 60 m, đáy 40 m, độ sâu từ 2,5-9 m, dài 39 km nối liền sông Hậu (từ sóc Xà No, nay là ngã ba vàm Xáng, Phong Điền, Cần Thơ) đến sông Cái Lớn (ngọn rạch Cái Tư, nay thuộc thị xã Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang). Đây là công trình đường thủy lớn đầu tiên của Nam Kì.

    Kinh xáng Xà No

    Kinh xáng Xà No

  2. Điệu
    Đạo (đạo anh em, đạo vợ chồng...).
  3. Sông Chu
    Còn có tên là sông Lường, Sủ, Nậm Sam, một con sông chảy qua Nghệ An và Thanh Hóa rồi đổ vào bờ sông Mã ở Ngã Ba Giàng. Ngày nay dòng sông được dẫn vào hồ chứa nước Cửa Đạt để phục vụ tưới tiêu nông nghiệp, thủy điện, nước sinh hoạt cho các các huyện miền xuôi Thanh Hóa, cấp nước cho sông Mã vào mùa khô.

    Một khúc sông Chu

    Một khúc sông Chu

  4. Cu li
    Từ tiếng Pháp coolie, chỉ người lao động làm những công việc nặng nhọc.
  5. Hoàng Hoa Thám
    Còn gọi là Đề Thám, lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Yên Thế chống Pháp (1885–1913), được nhân dân suy tôn là "Hùm thiêng Yên Thế." Ông sinh năm 1858 tại Tiên Lữ, Hưng Yên, tham gia chống Pháp khi mới 15 tuổi.Từ năm 1897, ông lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Thế. Đến năm 1913, do lực lượng giảm sút, nhiều người bỏ trốn, Đề Thám phải nhờ đến Lương Tam Kỳ hỗ trợ. Tuy nhiên, ngày 10-2-1913, ông bị hai tên thủ hạ Lương Tam Kỳ giết hại tại một khu rừng cách chợ Gồ 2km, nộp đầu cho Pháp lấy thưởng. Sự kiện này đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của phong trào khởi nghĩa Yên Thế.

    Đề Thám (hình trong bộ sưu tập của ông Guy Lacombe)

    Đề Thám (hình trong bộ sưu tập của ông Guy Lacombe)

  6. Nhập sơn cầm hổ dị, khai khẩu khốc nhơn nan
    Vào núi bắt hổ thì dễ, mở miệng nhờ đỡ người khác thì khó.
  7. Dưới thời bao cấp, nhà vệ sinh chung trong các chung cư, nhà tập thể đều dùng xí xổm.
  8. Ri
    Thế này (phương ngữ Trung Bộ).
  9. Vô doan
    Vô duyên (do cách phát âm của người Nam Bộ).
  10. Khòm
    Lưng gù, hoặc tướng người khom xuống về phía trước.
  11. Vong
    Chết, mất (từ Hán Việt).
  12. Sậy
    Loại cây thuộc họ lúa, thân rỗng, thường mọc dày đặc thành các bãi sậy.

    Bãi sậy

    Bãi sậy

  13. Lau
    Loại cây họ sậy, thân ống xốp, mọc nhiều ở các vùng đồi núi. Lau có lau có màu xám bạc, mọc nhiều thành thảm rất đặc trưng, nên cũng thường gọi là cây bông lau. Hoa lau có thể được thu hoạch để làm gối, đệm.

    Lau

    Lau

  14. Lu
    Mờ, không thấy rõ. Lu li: hơi mờ, mờ mờ (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  15. Cò quăm
    Còn gọi là cò quắm, một họ cò có mỏ dài và cong về phía trước. Cò quăm thường gặp ở các vùng sông nước đồng bằng sông Cửu Long.

    Cò quăm

    Cò quăm

  16. Củ ấu
    Một loại củ có vỏ màu tím thẫm, có hai sừng hai bên, được dùng ăn độn hoặc ăn như quà vặt.

    Củ ấu

    Củ ấu

  17. Gió mùa Đông Bắc
    Tên gọi dân gian là gió bấc, một loại gió lạnh thổi vào mùa đông, thường kèm theo mưa phùn.
  18. Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
  19. Lúa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).