Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Như Quỳnh
    Tên Nôm là làng Ghênh, xưa thuộc Gia Lâm, phủ Thuận An, xứ Kinh Bắc, nay là địa phận thị trấn Như Quỳnh, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Đây là quê của thái phi Trương Thị Ngọc Chử, mẹ của chúa Trịnh Cương, bà nội của chúa Trịnh Giang và Trịnh Doanh.
  2. Liễu Ngạn
    Xưa có tên là làng Khe, nay thuộc xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
  3. Ghênh đẻ, Khe nuôi
    Tương truyền, khi thái phi Trương Thị Ngọc Chử (người làng Ghênh) sinh ra chúa Trịnh Cương thì bị mất sữa, chúa khóc ngằn ngặt suốt ngày đêm, ai dỗ cũng không nín. Khi ấy em con dì ruột của bà Chử là Nguyễn Thị Cảo lấy chồng về làng Khe cũng vừa sinh con nên bà vời vào cung nuôi con cùng. Khi bà Cảo bế cháu lên tay thì Trịnh Cương liền nín khóc và đòi bú. Từ đó bà Cảo ở lại trong cung nuôi con nuôi cháu, dần dần trong dân gian lưu truyền câu này.
  4. Ra vời
    Ra khơi đánh bắt cá.
  5. Mía mưng
    Một giống mía ngọt, nhiều nước, dễ trồng, chịu được úng ngập.
  6. Có bản chép: anh đừng ghé chơi.
  7. Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Tứ Cẳng.
  8. Tò he
    Một loại đồ chơi dân gian phổ biến ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Tò he được làm bằng bột, ban đầu dùng để cúng lễ, thường có hình thù các con vật như công, gà, trâu, bò, lợn, cá (nên cũng gọi là con giống hay con bánh)... hoặc nải chuối, quả cau, chân giò, đĩa xôi... Sau này, tò he được gắn vào một chiếc kèn ống, ở đầu kèn có quét chút mạch nha. Cái tên tò he có lẽ bắt nguồn từ tiếng thổi kèn. Màu sắc của tò he có nguồn gốc từ tự nhiên: màu vàng làm từ hoa hòe hoặc củ nghệ, màu đỏ từ quả gấc hoặc dành dành, màu đen thì đốt rơm rạ hoặc dùng cây nhọ nồi, màu xanh lấy từ lá chàm hoặc lá riềng...

    Tò he

    Tò he

  9. Cù lao An Bình
    Một cù lao nằm giữa sông Tiềnsông Cổ Chiên, thuộc huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Cù lao gồm 4 xã là An Bình, Bình Hòa Phước, Hòa Ninh và Đồng Phú.

    Cù lao An Bình

    Cù lao An Bình

  10. Nậy
    Lớn (phương ngữ Nghệ Tĩnh).
  11. Cựu
    Cũ, xưa (từ Hán Việt).
  12. Đông liễu tây đào
    Cây liễu ở phía đông, cây đào ở phía tây. Cụm từ này thường dùng để chỉ đôi trai gái.
  13. Nhật Tảo
    Cũng đọc là Nhựt Tảo theo cách đọc miền Nam, một con sông chảy qua địa bàn huyện Kiên Giang, đồng thời cũng là tên một vàm sông nơi sông Nhật Tảo gặp sông Vàm Cỏ Đông, nay thuộc xã An Nhựt Tân, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An. Tại đây vào ngày 10 tháng 12 năm 1861, nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực đã bất ngờ tấn công và đốt chìm tiểu hạm Espérance của Pháp, giết chết 37 lính Pháp trong một trận đánh làm nức lòng nhân dân ta.
  14. Trận đồn Kiên Giang
    Tên trận đánh chiếm đồn Kiên Giang (còn gọi là đồn Rạch Giá) do Nguyễn Trung Trực khởi xướng, xảy ra vào ngày 16 tháng 6 năm 1868. Giặc Pháp mất 5 sĩ quan và 67 lính, đồng thời mất khoảng một trăm khẩu súng đủ loại cùng nhiều đạn dược. Tuy nghĩa quân chỉ giữa được đồn 5 ngày, nhưng sự kiện này đã được tác giả George Diirrwell đánh giá là một sự kiện bi thảm (un événement tragique) của thực dân Pháp ở nước ta.
  15. Hai Vai
    Còn có tên là lèn Dặm hoặc núi Di Lĩnh, một ngọn núi đá vôi (lèn) nằm giáp ranh giữa 3 xã Diễn Bình, Diễn Minh, Diễn Thắng của huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Lèn Hai Vai có chiều dài 800m, nơi rộng nhất 120m, nơi cao nhất 141m. Theo truyền thuyết, ông Đùng đánh giặc ngoại xâm đã đứng từ trên cao ném đá vào quân thù, tạo ra lèn Hai Vai, lèn Cờ, và lèn Trống.

    Lèn Hai Vai

    Lèn Hai Vai

  16. Ông Đùng
    Nhât vật khổng lồ đã ra tay đánh giặc trong truyền thuyết tỉnh Nghệ An. Đứng từ trên cao, ông Đùng ném đá vào quân thù và tạo ra 3 lèn (núi đá): lèn Hai Vai có hình dạng một ông tướng cụt đầu, lèn Cờ có hình cờ rách, và lèn Trống nhìn như cái trống thủng.

    Lèn Hai Vai

    Lèn Hai Vai

  17. Canh
    Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
  18. Bậu
    Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
  19. Mạ
    Cây lúa non. Sau khi ngâm ủ thóc giống, người ta có thể gieo thẳng các hạt thóc đã nảy mầm vào ruộng lúa đã được cày, bừa kỹ hoặc qua giai đoạn gieo mạ trên ruộng riêng để cây lúa non có sức phát triển tốt, sau một khoảng thời gian thì nhổ mạ để cấy trong ruộng lúa chính.

    Bó mạ

    Bó mạ

    Cấy lúa

    Cấy lúa

  20. Chàng
    Dụng cụ của thợ mộc gồm một lưỡi thép dẹp hình tam giác tra vào cán, dùng để vạt gỗ (đẽo xiên).

    Dùng chàng

    Dùng chàng

  21. Dùi đục
    Còn gọi là đục, dụng cụ gồm một thanh thép có chuôi cầm, đầu có lưỡi sắc, dùng để tạo những chỗ lõm hoặc những lỗ trên các vật rắn như gỗ, đá, kim loại.

    Sử dụng dùi đục

    Sử dụng dùi đục

  22. Chàng, đục, dùi cui là những dụng cụ của thợ mộc.
  23. Tày
    Bằng (từ cổ).
  24. Đắc nghĩa
    Trọn nghĩa.
  25. Họ mạc
    Bà con họ hàng.
  26. Đờn
    Đàn (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  27. Văn tự
    Văn bản, giấy tờ.
  28. Thiên Lôi
    Vị thần có nhiệm vụ làm ra sấm sét theo tưởng tượng của người xưa. Thiên Lôi thường được khắc họa là một vị thần tính tình nóng nảy, mặt mũi đen đúa dữ tợn, tay cầm lưỡi búa (gọi là lưỡi tầm sét). Trong văn hóa Việt Nam, Thiên Lôi còn được gọi là ông Sấm, thần Sấm, hoặc thần Sét.