Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Phủ Quỳ
    Một địa danh cũ ở phía Tây Bắc tỉnh Nghệ An, chủ yếu gồm hai huyện Nghĩa Đàn và Quỳ Hợp. Đây là vùng đất đỏ bazan rất thích hợp trồng các loại cây cao su, tiêu, điều, đặc biệt cà phê đã được thực dân Pháp trồng ở đây từ đầu thế kỉ 20. Nơi đây còn nổi tiếng với giống cam Vinh Phủ Quỳ quả tròn đều, mọng nước.

    Cam Vinh Phủ Quỳ

    Cam Vinh Phủ Quỳ

  2. Phụ mẫu
    Cha mẹ (từ Hán Việt).
  3. Xáng
    Đánh, đập mạnh một cái gì (xáng chén, xáng bạt tai...).
  4. Nhạn
    Vốn nghĩa là con ngỗng trời. Theo Thiều Chửu: Chim nhạn, mùa thu lại, mùa xuân đi, cho nên gọi là hậu điểu 候鳥  chim mùa. Chim nhạn bay có thứ tự, nên anh em gọi là nhạn tự 雁序. Có khi viết là nhạn 鴈. Ta gọi là con chim mòng. Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của cũng chép “Nhạn: Thứ chim giống con ngỗng.” Trong văn học cổ ta thường bắt gặp những cụm từ "nhạn kêu sương," "tin nhạn." Hiện nay từ này thường được dùng để chỉ chim én.
  5. Lụy
    Nước mắt (phương ngữ Nam Bộ, nói trại từ lệ).
  6. Ngàn
    Rừng rậm.
  7. Khu
    Đít, mông (phương ngữ).
  8. Trèo hái dừa

    Trèo hái dừa

  9. Chuồn chuồn
    Tên chung của một bộ côn trùng gồm hơn 4500 loài, chia thành hai nhóm lớn: chuồn chuồn ngô và chuồn chuồn kim, khác nhau chủ yếu ở tư thế của cánh khi đậu và hình dạng của ấu trùng. Chuồn chuồn có đầu tròn và khá lớn so với thân được bao phủ phần lớn bởi hai mắt kép lớn hai bên, hai bên có cánh mỏng, dài, mỏng và gần như trong suốt. Trẻ em ở thôn quê thường bắt chuồn chuồn chơi.

    Chuồn chuồn

    Chuồn chuồn

  10. Tía tô
    Một loại cây thảo, lá có màu tía, mùi hơi hăng, dùng làm gia vị, pha trà, hoặc làm vị thuốc dân gian.

    Cây và lá tía tô

    Cây và lá tía tô

  11. Bền quai dai cuống
    Chất lượng tốt thì sử dụng được lâu dài.
  12. Nhánh nè
    Tấm rào của nhà nghèo, thường làm bằng tre, gỗ. Mỗi khi đi vắng, chủ nhà lấy nhánh nè rấp cửa ngõ lại. Còn gọi cửa nè.
  13. Tang bồng
    Cung bằng gỗ dâu (tang) và tên bằng cỏ bồng. Theo Kinh Lễ, khi nhà vua sinh con trai, quan coi việc bắn sẽ lấy cung bằng gỗ dâu và tên bằng cỏ bồng, bắn bốn phát ra bốn hướng, một phát lên trời, một phát xuống đất, ngụ ý rằng người làm trai chí ở bốn phương, tung hoành trời đất, giúp nước giúp đời. Chí làm trai vì thế gọi là chí tang bồng.
  14. Phú quý đa nhân hội
    Giàu sang thì nhiều người lân la đến làm quen.
  15. Bần cùng thân thích li
    Nghèo túng thì người thân thích cũng rời bỏ.
  16. Liễn
    Dải vải hoặc giấy, hoặc tấm gỗ dài dùng từng đôi một, trên có viết câu đối, thường mang ý nghĩa tốt đẹp, cầu hạnh phúc may mắn cho chủ nhà. Liễn thường được treo song song với nhau, gọi là cặp (đôi) liễn.

    Liễn

    Liễn

  17. Có bản chép: nên lem.
  18. Bậu
    Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
  19. Nguyệt Lão
    Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.

    Ông Tơ Nguyệt

    Ông Tơ Nguyệt

  20. Bánh bò
    Một loại bánh làm bằng bột gạo, nước, đường và men, một số nơi còn cho thêm dừa nạo. Có một số loại bánh bò khác nhau tùy vùng miền, ví dụ Sóc Trăng có bánh bò bông, Châu Đốc có bánh bò thốt nốt...

    Bánh bò

    Bánh bò

  21. Cheo
    Khoản tiền nhà trai nạp cho làng xã bên nhà gái khi làm lễ dạm hỏi theo tục lệ xưa.
  22. Rượu cheo, cháo thí, nghe hát nhờ
    Rượu “cheo” là rượu nộp cho làng về việc cưới xin, kẻ được dự phần uống không mất tiền; “cháo thí” là cháo bố thí, “nghe hát nhờ” không mất vé. Cũng ăn uống, chơi bời nhưng là lợi dụng để không phải bỏ ra đồng nào (theo Hoàng Tuấn Công).