Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Đậu quyên
    Một họ đậu gần giống đậu ngự, cho hạt màu trắng kem hoặc xanh nhạt, nhỏ, hình trái thận. Hạt đậu quyên vừa có chất bột vừa có chất béo, ăn giòn, thường dùng để nấu chè hoặc ninh với thịt gà.

    Đậu quyên

    Đậu quyên

  2. Phụ mẫu
    Cha mẹ (từ Hán Việt).
  3. Rỡ ràng
    Sáng ngời, rạng rỡ.
  4. Chẳng trúng cũng cọ bia
    Tuy không trúng hoàn toàn nhưng cũng không trật xa lắm, có thể tin tưởng được. Có câu thành ngữ Hán Việt tương tự: Bất trúng diệc bất viễn.
  5. Nguyệt Lão
    Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.

    Ông Tơ Nguyệt

    Ông Tơ Nguyệt

  6. Hèo
    Một loại cây thuộc họ cau, thân thẳng có nhiều đốt, thường dùng làm gậy. Gậy làm bằng thân cây hèo cũng được gọi là hèo.
  7. Có ăn uống kham khổ lúc này thì về sau, khi đã già, mới có cơ ung dung ngồi ngắm những của cải mà mình đã dày công tạo dựng được (theo GS. Nguyễn Đức Dương).
  8. Phượng hoàng
    Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.

    Một hình vẽ chim phượng hoàng

    Một hình vẽ chim phượng hoàng

  9. Sầu tư
    Nỗi buồn riêng.
  10. Tương truyền câu này xuất hiện khoảng năm Bính Ngọ (1906), khi Sài Gòn bị nạn dịch hạch làm chết rất nhiều người.
  11. Lạch
    Dòng nước nhỏ hơn sông.
  12. Đững
    Đừng có... (cách nói của Trung và Nam Bộ).
  13. Ngãi
    Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  14. Nghĩa nhân
    Cũng viết nhân nghĩa, nghĩa là "lòng yêu thương người (nhân) và biết làm điều phải (nghĩa)." Hiểu rộng là đạo nghĩa sống ở đời.
  15. Lưới quát
    Loại lưới đánh cá có giàn lưới lớn hình ống có cánh hai bên để vây bắt cá. Khi kéo lưới vào gần bờ, một người lặn tóm chân chì và tóm hai đầu lưới rồi kéo lên ghe (thuyền).
  16. Lưới mành
    Loại lưới đánh cá biển truyền thống của các tỉnh Nam Bộ, chủ yếu dùng để khai thác các loài cá nổi như cá chim, trích, nục, cơm, bạc má, chỉ vàng...

    Lưới mành

    Lưới mành

  17. Cá lăng tiêu
    Một loại cá thu nhỏ, có vân hoa.
  18. Cá bạc má
    Một loại cá biển, sống thành đàn, có thân hình thuôn dài, hơn dẹt sang hai bên. Đây là một trong những loại cá được đánh bắt nhiều ở nước ta, và được chế biến thành rất nhiều món ăn.

    Cá bạc má

    Cá bạc má