Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Đế đô: Đế kinh, kinh đô. Ở đây là Huế, kinh đô nhà Nguyễn.
  2. Xâu
    Cũng gọi là sưu, món tiền mà người đàn ông từ mười tám tuổi trở lên phải nộp (sưu thế), hoặc những công việc mà người dân phải làm cho nhà nước phong kiến hay thực dân (đi xâu).
  3. Chừng mô
    Chừng nào (phương ngữ Trung Bộ).
  4. Rượu lưu ly
    Rượu tiễn. Rượu người con gái rót mời cha mẹ uống trong lễ đón dâu, trước khi về nhà chồng thường được gọi là rượu lưu ly.
  5. Chung
    Chén nhỏ dùng khi uống rượu hoặc trà. Cũng nói chung thỉ (người Nam Bộ phát âm chữ thủy thành thỉ).

    Chung trà

    Chung trà

  6. Thời vận bất tề
    Vận số không được bình thường, suôn sẻ.

    Ta hô! Thời vận bất tề, mệnh đồ đa suyễn
    (Than ôi! Thời vận chẳng bình thường, đường đời nhiều ngang trái)
    (Đằng Vương các tự - Vương Bột).

  7. Tu bị
    Sửa sang, trau giồi bản thân.
  8. Xích thằng
    Sợi chỉ đỏ, dùng để chỉ duyên vợ chồng, gắn với điển tích về Nguyệt lão.

    Cạn lời, khách mới thưa rằng,
    Buộc chân, thôi cũng xích thằng nhiệm trao

    (Truyện Kiều)

  9. Thánh Gióng
    Cũng gọi là Phù Đổng Thiên Vương, một trong bốn vị Thánh bất tử trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam (tứ bất tử). Theo truyền thuyết, ông sinh ra tại làng Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội, thời vua Hùng thứ 6. Gióng lên ba tuổi vẫn chưa biết nói, biết đi. Khi giặc Ân sang xâm lược nước ta, Gióng bỗng nhiên cất tiếng xin vua đóng cho ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt và nón sắt. Sau đó Gióng ăn hết bảy nong cơm, ba nong cà, vươn vai trở thành một chàng trai cao lớn, lên ngựa đi đánh tan giặc, rồi bay về trời tại chân núi Sóc Sơn.

    Hiện nay tại làng Phù Đổng vẫn còn đền thờ Thánh Gióng. Ở nhiều làng quê Hà Nội cũng có ngày hội Gióng.

  10. Áo bà ba
    Một loại áo phổ biến ở các địa phương miền Nam, ở miền Bắc gọi là áo cánh. Áo không có bâu (cổ áo), được xẻ ở hai bên hông, vạt áo ngắn ngang hông, có thêm hai túi to khá tiện lợi cho việc đựng những vật dụng nhỏ như thuốc rê, diêm quẹt, tiền bạc... Chính nhờ tính tiện dụng và sự thoải mái đó, chiếc áo bà ba được cả nam lẫn nữ ở đồng bằng sông Cửu Long mặc cả lúc đi làm, đi chợ, đi chơi.

    Áo bà ba cùng với khăn rằn được coi là một trong những đặc trưng văn hóa Nam Bộ, mặc dù hiện nay áo đã được "cải tiến" khá nhiều.

    Về nguồn gốc tên áo, nhà văn, nhà nghiên cứu Sơn Nam cho rằng “Bà Ba là người Mã Lai lai Trung Hoa. Chiếc áo bà ba mà người miền Nam ưa thích, vạt ngắn không bâu chính là kiểu áo của người Bà Ba” (Văn minh miệt vườn).

    Thiếu nữ Nam Bộ với áo bà ba và khăn rằn

    Thiếu nữ Nam Bộ với áo bà ba và khăn rằn

  11. Vắn
    Ngắn (từ cổ).

    Tự biệt nhiều lời so vắn giấy
    Tương tư nặng gánh chứa đầy thuyền

    (Bỏ vợ lẽ cảm tác - Nguyễn Công Trứ)

  12. Áo bành tô
    Gốc từ tiếng Pháp paletot, loại áo khoác ngoài may theo kiểu phương Tây, bằng vải dày, tay dài, khuy áo to.

    Áo bành tô

    Áo bành tô

  13. Quạt mo
    Quạt làm bằng mo cau. Sau khi cau trổ bông, tàu cau úa vàng rồi rụng xuống, được người ta nhặt đem phơi khô, ép thẳng rồi cắt thành hình chiếc quạt vừa tay cầm.

    Chiếc quạt mo

    Chiếc quạt mo

  14. Tre non đuôi én
    Tre đẹp nhưng còn non, chưa sử dụng được.
  15. Tràng
    Đồ đan bằng tre, lòng nông, có vành (như cái mẹt).
  16. Nứa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  17. Giang
    Một loại tre thân nhỏ vách dày, thân khá cao, mọc thành cụm, lá xanh đậm. Cũng ghi là dang ở một số văn bản.

    Rừng dang

    Rừng giang

  18. Răng
    Sao (phương ngữ Trung Bộ).
  19. Sơn Hà
    Tên một huyện miền núi thuộc tỉnh Quảng Ngãi.
  20. Tô Vũ
    Cũng gọi là Tô Võ, một nhà ngoại giao dưới triều Hán Vũ Đế ở Trung Quốc, nổi tiếng qua điển tích Tô Vũ mục dương (Tô Vũ chăn dê). Theo đó, Tô Vũ đi sứ Hung Nô, do làm phật ý vua Hung Nô nên bị giam cầm, sau bị bắt đi chăn một đàn dê đực cho đến khi nào chúng đẻ con mới thôi. Thương nhớ quê nhà, ông buộc thư vào chân chim nhạn nhờ mang về phương Nam. Tình cờ vua Vũ Đế nhặt được thư mới can thiệp để cho Tô Vũ được tha về. Tổng cộng ông đã ở Hung Nô 19 năm.

    Điển tích này lưu truyền trong dân gian với nhiều dị bản, có bản kể Tô Vũ đi sứ Hung Nô để xin vua Hung Nô thôi không đòi nàng Chiêu Quân nữa.

    Tô Vũ chăn dê

    Tô Vũ chăn dê

  21. Trừu
    Con cừu (phương ngữ).
  22. Tiền cừu chi nguôi
    Nguôi mối thù xưa.
  23. Cưa và đục là những dụng cụ của thợ mộc.
  24. Thua kiện thì dại, thua cãi thì khôn
    Kiện tụng thua thì phải chịu thiệt hại về vật chất, cãi vã chịu thua thì giữ được hòa khí hai bên.
  25. Nõn
    Mịn, mượt, láng lẩy.
  26. Có bản chép: Khoan khoan.
  27. Tía
    Màu tím đỏ.
  28. Trã
    Cái nồi đất.