Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Thảo lư
    Lều cỏ, lều tranh. Còn nói thảo đường, thảo xá.

    Thấy nhau mừng rỡ trăm bề,
    Dọn thuyền mới rước nàng về thảo lư

    (Truyện Kiều)

  2. Vầy
    Như vậy, như thế này (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  3. Chi
    Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  4. Sông Quy
    Tên một con sông thuộc địa phận tỉnh Tiền Giang.
  5. Trẫm
    Gốc từ chữ trầm 沈, nghĩa là chìm. Trẫm mình hay trầm mình nghĩa là tự tử bằng cách nhảy xuống nước cho chết đuối.
  6. Chình
    Cái chĩnh nhỏ, dùng để đựng gạo hoặc mắm (phương ngữ).
  7. Đàng
    Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  8. Có bản chép: Cưới vợ.
  9. Thiên hạ
    Toàn bộ mọi vật, mọi người. Đây là một khái niệm có gốc từ Trung Quốc (thiên 天 (trời) hạ 下 (ở dưới), nghĩa đen là "dưới gầm trời").

    "Nào ta biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ." (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân)

  10. Đinh
    Nẹp vải ở giữa thân trước của áo ta.
  11. Đường mép chạy từ giữa cổ đến nách áo phía bên phải ở thân trước áo dài.
  12. Bâu
    Cổ áo.
  13. Canh
    Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
  14. Bậu
    Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
  15. Thung
    Vùng đất rộng.
  16. Thổ
    Đất đai (từ Hán Việt).
  17. Bác mẹ
    Cha mẹ (từ cổ).
  18. Mần
    Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...
  19. Gàu
    Đồ dùng để kéo nước từ giếng hay tát nước từ đồng ruộng. Trước đây gàu thường được đan bằng tre hoặc làm từ bẹ cau, sau này thì gàu có thể được làm bằng nhựa hoặc tôn mỏng.

    Tát gàu sòng

    Tát gàu sòng

  20. Cựu trào
    Triều cũ, thời cũ.
  21. Nỏ
    Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
  22. Xúp lê
    Cũng viết là súp lê, phiên âm từ tiếng Pháp của động từ souffler (kéo còi tàu thủy). Còn được hiểu là còi tàu.
  23. Tàu kéo ba hồi còi cách nhau. Hồi một là chuẩn bị. Hồi hai là thúc giục khách lên tàu. Hồi ba là lúc nhổ neo.
  24. Tài công
    Người phụ trách lái tàu, thuyền chạy bằng máy. Từ này có gốc từ giọng Quảng Đông của "tải công."
  25. Ngỡi
    Tiếng địa phương Nam Bộ của "ngãi" (nghĩa, tình nghĩa).
  26. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).