Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Eo Gió
    Tên một cái đèo nằm ở sườn núi Đình Cương, giáp ranh của các huyện Nghĩa Hành, Ba Tơ và Minh Long thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Trước đây khu vực này là rừng núi heo hút, hiểm trở, nhiều thú dữ, đồng thời cũng là căn cứ kháng chiến chống Pháp.

    Một khúc đèo Eo Gió

    Một khúc đèo Eo Gió

  2. Thấp cổ bé họng
    Người có vị trí thấp hèn, khi bị chèn ép hay có điều gì oan ức không biết kêu ai, có kêu cũng không ai biết.
  3. Sa
    Vải dệt bằng tơ tằm, rất mỏng và thoáng.
  4. Áo tơi
    Áo khoác dùng để che mưa nắng. Áo được làm bằng lá cây (thường là lá cọ) hoặc rơm rạ, khâu chồng thành lớp gối lên nhau dày hàng đốt tay, như kiểu lợp ngói, đánh thành tấm, phía trên có dây rút để đeo vào cổ giữ áo cố định trên lưng.

    Người mặc áo tơi

    Người mặc áo tơi

  5. Nón cời
    Nón lá rách, cũ.

    Đội nón cời

    Đội nón cời

  6. Thủ tiết
    Giữ trọn tiết nghĩa. Từ này thường được dùng cho người phụ nữ giữ trọn lòng chung thủy với chồng.
  7. Chí tâm
    Hết lòng hết dạ (từ Hán Việt).
  8. Nào (khẩu ngữ, phương ngữ miền Trung).
  9. Gia cương
    Những giềng mối, kỉ cương trong gia đình, hiểu theo nghĩa hẹp chỉ tình cảm vợ chồng. Cũng đọc là gia cang.
  10. Trúc
    Một loại cây giống tre, mọc thành bụi, lá nhỏ và thưa hơn lá tre. Do trúc có dáng đẹp nên được trồng làm cây cảnh. Trong văn chương ngày xưa, trúc thường được dùng tượng trưng cho hình ảnh người quân tử, hoặc người con gái.

    Tranh thủy mặc vẽ trúc

    Tranh thủy mặc vẽ trúc

  11. Chửa
    Chưa (từ cổ, phương ngữ).
  12. Măng
    Thân tre, trúc khi vừa nhú lên khỏi mặt đất, còn non, ăn được.

    Măng tre

    Măng tre

  13. Có bản chép: Ngày đi lúa chửa chia vè.
  14. Nhánh cây.
  15. Mía mưng
    Một giống mía ngọt, nhiều nước, dễ trồng, chịu được úng ngập.
  16. Có bản chép: anh đừng ghé chơi.
  17. Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Tứ Cẳng.
  18. Hà Bắc
    Một tỉnh cũ ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ, nay là hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang.
  19. Hải Hưng
    Một tỉnh cũ ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, nay là hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên.
  20. Kết tóc xe tơ
    Kết tóc: Thuở xưa, con trai và con gái đều để tóc dài bới lên đầu. Trong đêm tân hôn, tóc của dâu rể được các nữ tì buộc vào nhau. Xe tơ: Xem chú thích Nguyệt Lão.

    Kết tóc xe tơ có nghĩa là cưới nhau, thành vợ thành chồng.

  21. Bậu
    Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
  22. Dầu
    Dù (phương ngữ Nam Bộ).
  23. Đường cái quan
    Cũng gọi là đường thiên lí, quan báo, quan lộ, tuyến đường bộ quan trọng bậc nhất nước ta, bắt đầu từ địa đầu biên giới phía bắc ở Lạng Sơn cho tới cực nam Tổ quốc ở Cà Mau. Đường cái quan được cho là xây dựng từ thời nhà Lý, theo dòng Nam tiến của dân tộc mà kéo dài dần xuống phương nam. Đường được tu bổ và hoàn thiện dưới triều Nguyễn rồi mở rộng thêm trong thời Pháp thuộc.

    Nghe bản trường ca Con đường cái quan của nhạc sĩ Phạm Duy.

    Đoạn đường cái quan ở Quảng Nam hồi đầu thế kỉ XX (Pháp gọi là route mandarine)

    Đoạn đường cái quan đi qua Quảng Nam đầu thế kỉ XX (Pháp gọi là route mandarine).

  24. Lạt
    Tre hoặc nứa chẻ mỏng, dẻo, dùng làm dây buộc.
  25. Canh
    Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
  26. Bán dạ
    Nửa đêm (chữ Hán).
  27. Kiều
    Cầu (từ Hán Việt).
  28. Têm trầu
    Quệt vôi vào lá trầu không, cuộn lại rồi cài chặt lại bằng cuống lá để thành một miếng trầu vừa miệng ăn.

    Têm trầu

    Têm trầu

    Trầu têm cánh phượng

    Trầu têm cánh phượng

  29. Tiền
    Đơn vị tiền tệ cổ của nước ta, bằng 60 đồng tiền kẽm.
  30. Tên các con bài trong bộ bài tới.
  31. Nhơn ngãi
    Nhân nghĩa (phương ngữ Nam Bộ).
  32. Nẫu
    Người ta, họ (phương ngữ Bình Định-Phú Yên).
  33. Dị
    Chê bai, xa lánh (phương ngữ Trung Bộ).