Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Tạo thiên lập địa
    Lập nên trời đất.
  2. Cối xay
    Dụng cụ nhà nông dùng để bóc vỏ hạt thóc, tách trấu ra khỏi hạt gạo, hoặc để nghiền các hạt nông sản. Ngày nay cối xay ít được sử dụng vì được thay thế bằng các loại máy xay công nghiệp có hiệu suất cao hơn.

    Xay lúa

    Xay lúa

  3. Ngâm tre
    Một phương thức bảo quản tre truyền thống. Trước khi dùng vào công việc đan lát, xây dựng, thủ công mĩ nghệ, tre thường được ngâm nước một thời gian cho "chín tre," phòng mối mọt, nấm mốc phá hoại. Thời gian ngâm tre có thể kéo dài từ vài tuần đến cả năm, tùy theo mục đích sử dụng. Tre ngâm có mùi hôi thối khó chịu.

    Ngâm tre

    Ngâm tre

  4. Vồ
    Dụng cụ gồm một đoạn gỗ chắc và nặng có tra cán, dùng để nện, đập. Trong nông nghiệp, vồ được dùng để đập cho đất nhỏ ra.

    Cái vồ

    Cái vồ

  5. Ông Ích Đường
    Một chí sĩ yêu nước quê ở làng Phong Lệ, xã Hòa Thọ, huyện Hòa Vang, Quảng Nam. Năm Mậu Thân (1908), hưởng ứng phong trào chống sưu thuế Trung Kỳ, ông chỉ huy nhân dân Hòa Vang đi chống sưu thuế, đồng thời đi vây bắt viên quan “sâu dân mọt nước” tên là Lãnh Điềm. Song việc không thành, vì chính quyền thực dân Pháp kịp đưa quân tới đàn áp. Ông bị giặc Pháp bắt và xử chém tại chợ Túy Loan vào ngày 12 tháng 4 năm 1908. Trước lúc hy sinh ông dõng dạc tuyên bố: ”Giết Đường này còn trăm nghìn Đường khác sẽ nổi lên, bao giờ hết mía mới hết đường.”

    Chân dung Ông Ích Đường

    Chân dung Ông Ích Đường

    Ông Ích Đường trên đường bị dẫn ra chợ Túy Loan

    Ông Ích Đường trên đường bị dẫn ra chợ Túy Loan

  6. Đa mang
    Tự vương vấn vào nhiều tình cảm để rồi phải đeo đuổi, vấn vương, dằn vặt không dứt ra được.

    Thôi em chả dám đa mang nữa
    Chẳng buộc vào chân sợi chỉ hồng

    (Xuân tha hương - Nguyễn Bính)

  7. Vải the
    Loại vải dệt bằng tơ nhỏ sợi, mỏng, thưa, không bóng, thời trước thường được dùng may áo dài khoặc khăn, màn.

    Áo the, khăn đóng

    Áo the, khăn đóng

  8. Đồng thau
    Hợp kim của đồng và kẽm. Đồng thau có màu khá giống màu của vàng, nên khi xưa thường được dùng để đúc đồ trang trí hay làm tiền xu. Tuy nhiên, khi hơ lửa đồng thau sẽ bị xỉn màu (do bị oxy hóa) còn vàng thì không.

    Vòng tay làm bằng đồng thau

    Vòng tay làm bằng đồng thau

  9. Ruột ngựa, phổi bò
    Thẳng như ruột ngựahổng như phổi bò, chỉ người bộc trực, thẳng thắn, không biết giấu diếm.
  10. Thị
    Loài cây thân gỗ, sống lâu năm, cho quả màu vàng, rất thơm, ăn được.

    Trước giờ ra về, bao giờ nó cũng bóc thị ra và hai đứa tôi cùng ăn. Ăn xong, chúng tôi không quên dán những mảnh vỏ thị lên bàn rồi ngoẹo cổ nhìn. Những mảnh vỏ thị được bóc khéo khi dán lên bàn hoặc lên tường trông giống hệt một bông hoa, có khi là hoa quì, có khi là hoa cúc đại đóa, có khi là một loài hoa không tên nào đó màu vàng.
    (Mắt biếc - Nguyễn Nhật Ánh)

    Quả thị trên cây

    Quả thị

  11. Rày
    Nay, bây giờ (phương ngữ).
  12. Giăng
    Trăng (phương ngữ Bắc Bộ).

    Lòng tôi không giăng gió
    Nhưng gặp người gió giăng

    (Khúc hát - Lưu Quang Vũ)

  13. Tỉnh, sứ, huyện, nha
    Các cơ quan hành chính từ cao xuống thấp thời trước. Hai câu này có thể diễn đạt là: từ tỉnh, sứ đến huyện, nha.
  14. Phủ
    Tên gọi một đơn vị hành chính thời xưa, cao hơn cấp huyện nhưng nhỏ hơn cấp tỉnh. Đứng đầu phủ gọi là quan phủ, cũng gọi tắt là phủ.
  15. Đọc trại từ "con hạc".
  16. Giời
    Trời (phương ngữ Bắc và Bắc Trung Bộ).
  17. Con bóng
    Một cách gọi dân gian của mặt trời và thời khắc trong ngày.
  18. Bánh tráng
    Miền Trung và miền Nam gọi là bánh tráng, miền Bắc gọi là bánh đa. Đây một dạng loại bánh làm từ bột gạo, tráng mỏng, phơi khô, khi ăn có thể nướng giòn hoặc ngâm sơ với nước cho mềm để cuốn các thức ăn khác. Ngoài ra, bánh tráng còn có thể được làm với các thành phần khác để tạo thành bánh tráng mè, bánh tráng đường, bánh tráng dừa... mỗi loại có hương vị khác nhau.

    Bánh tráng phơi sương Trảng Bàng

    Bánh tráng phơi sương Trảng Bàng

  19. Bình phong
    Bức vách làm bằng các tấm gỗ, mây tre đan hoặc gạch đất. Ngoài tác dụng chắn gió hoặc ngăn không gian trong nhà, bình phong còn dùng để trang trí.

    Bình phong tứ quý (mai, lan, cúc, trúc)

    Bình phong tứ quý (mai, lan, cúc, trúc)

  20. Ốc xà cừ
    Một loại ốc biển lớn, vỏ dày có nhiều hoa văn đẹp mắt. Vỏ ốc xà cừ thường được dùng để khảm vào các đồ vật bằng gỗ, có tác dụng trang trí, gọi là cẩn xà cừ.

    Ốc xà cừ

    Ốc xà cừ

    Tranh cẩn xà cừ

    Tranh cẩn xà cừ

  21. Để
    Ruồng bỏ.
  22. Từ
    Ruồng bỏ, không nhìn nhận. Cha mẹ từ con nghĩa là không còn nhận đó là con mình.
  23. Thời
    Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
  24. Bồ đề
    Còn gọi tắt là cây đề, một loại cây lớn, có ý nghĩa thiêng liêng trong quan niệm của Ấn Độ giáo, Kì Na giáo và Phật giáo. Tương truyền thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm ngồi thiền định dưới một gốc cây như vậy và đạt giác ngộ, trở thành một vị Phật (Thích Ca), từ đó cây có tên bồ đề (theo âm tiếng Phạn bodhi, có nghĩa là giác ngộ, thức tỉnh).

    Cây bồ đề

    Cây bồ đề

  25. Có bản chép: Người xinh cái ấy cũng xinh.
  26. Giòn
    Xinh đẹp, dễ coi (từ cổ).