Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Gia
    Nhà (từ Hán Việt).
  2. Cương thường
    Cũng đọc là cang thường, cách nói tắt của tam cương ngũ thường, một khái niệm về đạo lí của Nho giáo trong chế độ phong kiến dành cho nam giới. Tam cương nghĩa là ba giềng mối (cương là đầu mối của lưới, nắm được cương thì các mắt lưới sẽ giương lên), gồm có quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), và phu phụ (chồng vợ). Ngũ thường (năm đức tính phải có) gồm: Nhân (đức khoan dung), lễ (lễ độ), nghĩa (đạo nghĩa), trí (trí tuệ) và tín (lòng thành thật).

    Trong ca dao - dân ca, đạo cang thường thường dùng để chỉ tình cảm vợ chồng.

  3. Trung lương
    Trung chính và lương thiện.
  4. Xã tắc
    Đất nước ( là đất, tắc là một loại lúa).
  5. Nem
    Một món ăn làm từ thịt lợn, lợi dụng men của các loại lá (lá ổi, lá sung...) và thính gạo để ủ chín, có vị chua ngậy. Nem được chia làm nhiều loại như nem chua, nem thính... Nem phổ biến ở nhiều vùng, mỗi vùng đều có hương vị riêng: Vĩnh Yên, làng Ước Lễ (Hà Đông), làng Vẽ (Hà Nội), Quảng Yên (Quảng Ninh), Thanh Hóa, Đông Ba (Huế), Ninh Hòa (Khánh Hòa), Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh), Lai Vung (Đồng Tháp)...

    Nem chua

    Nem chua

  6. Thời
    Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
  7. Đáo tụng đình
    Đến cửa quan (từ Hán Việt). Chỉ việc kiện cáo.
  8. Cả câu có ý nói đến cửa quan để kiện tụng là một sự vô phúc, vì tốn thời gian và tiền của.
  9. Một loài chim ăn thịt, thường kiếm mồi vào ban đêm, có mắt lớn ở phía trước đầu. Người xưa xem cú là loài vật xấu xa, tượng trưng cho những người hoặc việc xấu, việc xui xẻo.

    Cú mèo

    Cú mèo

  10. Chửa
    Chưa (từ cổ, phương ngữ).
  11. Lọng
    Đồ dùng để che phía trên đầu, gần giống cái dù nhưng kích thước lớn hơn, hình tròn, phẳng, có cán dài để cầm, thường được sử dụng trong nghi lễ hoặc đám rước, để thể hiện địa vị xã hội. Ngày xưa, lọng được sử dụng cho vua, quan, chức sắc; ngày nay, lọng chủ yếu được sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo.

    Kết cấu của lọng thường bao gồm một khung bằng tre nứa, có thể giương lên, xếp lại dễ dàng. Mặt trên lọng lợp bằng giấy phết sơn ta để chống thấm nước. Lọng còn thường được trang trí nhiều màu sắc và họa tiết tùy theo địa vị của người sử dụng.

    Quan tổng đốc Hà Nội đi bốn lọng.

    Quan tổng đốc Hà Nội đi bốn lọng.

  12. Sườn
    Sờn (phương ngữ Nam Bộ).
  13. Trọng
    Nặng (từ Hán Việt). Cũng đọc là trượng.
  14. Hà Trung
    Tên cũ là Tống Sơn, một huyện thuộc tỉnh Thanh Hóa.
  15. Nga Sơn
    Tên một huyện ở phía đông bắc tỉnh Thanh Hóa, nổi tiếng với cuộc khởi nghĩa Ba Đình và chiếu cói Nga Sơn.
  16. Hậu Lộc
    Tên một huyện ven biển thuộc tỉnh Thanh Hóa. Trên địa bàn huyện có nhiều di tích lịch sử văn hóa gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc như di chỉ khảo cổ học văn hóa Hoa Lộc, khu di tích lịch sử văn hóa đền Bà Triệu, Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh...
  17. Sao Kim
    Hành tinh thứ hai trong hệ Mặt Trời, khi xuất hiện lúc chiều tối thì được gọi là sao Hôm, khi xuất hiện lúc sáng sớm thì được gọi là sao Mai. Người xưa lầm tưởng sao Hôm và sao Mai là hai ngôi sao riêng biệt. Trong thi ca, sao Hôm là hoán dụ của hoàng hôn, còn sao Mai là hoán dụ của bình minh.
  18. Đàng
    Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  19. Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Nhì Bánh (Bánh Hai).
  20. Tài ngõ
    Tài trí.
  21. Dăm bào
    Vụn gỗ mỏng thải ra khi bào gỗ. Nhân dân ta thường chỉ dùng dăm bào để đốt lửa, lót chuồng, hoặc làm phân bón. Ngày nay dăm bào được mua với khối lượng lớn để xuất khẩu.

    Dăm bào

    Dăm bào

  22. Mơi
    Mai (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  23. Quán Cơm
    Tên một cái chợ nay thuộc thị trấn Sơn Tịnh, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.
  24. Núi Thiên Ấn
    Gọi tắt là núi Ấn, dân gian còn gọi là núi Hó, là một ngọn núi nằm ở tả ngạn sông Trà Khúc, cao chừng 100m, bốn phía sườn có hình thang cân như chiếc ấn niêm cạnh dòng sông nên người xưa gọi là Thiên Ấn Niêm Hà. Cùng với sông Trà, núi Ấn được xem là biểu tượng của Quảng Ngãi, vì thế Quảng Ngãi còn được gọi là vùng đất núi Ấn sông Trà.

    Núi Ấn

    Núi Ấn

  25. Đồng Có
    Tên một cái chợ nay thuộc xã Tịnh Minh, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.
  26. Núi Tròn
    Một ngọn núi nay thuộc xã Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.

    Núi Tròn

    Núi Tròn

  27. Chợ Quán Cơm ở phía Đông, gần núi Thiên Ấn (núi Hó); Chợ Đồng Có ở phía Tây, gần núi Tròn.
  28. Gió nồm
    Loại gió mát và ẩm ướt thổi từ phía đông nam tới, thường vào mùa hạ.
  29. Có bản chép: thẳng.
  30. Theo Hoàng Lê nhất thống chí, hồi 17: ...quân nhà Nguyễn thì hàng năm ra đánh, thanh thế lừng lẫy. Mỗi khi gió nam nổi lên, thì nhân dân các trấn lại nói với nhau: "Chúa cũ ra đấy!" (bấy giờ hàng năm cứ đến khoảng tháng 4, tháng 5 khi gió nam thổi mạnh thì Nguyễn Ánh đốc quân thủy bộ ra đánh, đến lúc có gió mùa đông bắc thổi thì lại rút quân về. Người đương thời thường gọi những đợt tấn công như vậy là những trận "giặc mùa." Bọn sĩ phu phản động chống Tây Sơn và ngả theo Nguyễn Ánh mới nhân đó, đặt ra câu ca dao [này]).
  31. Hải Vân
    Một con đèo nằm giữa tỉnh Thừa Thiên-Huế ở phía Bắc và thành phố Đà Nẵng (trước đây là tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng) ở phía Nam. Đèo còn có tên là đèo Ải Vân hoặc đèo Mây, vì trên đỉnh đèo thường có mây bao phủ. Đèo Hải Vân một bên là biển, một bên là dốc núi dựng đứng, có tiếng hiểm trở, nhưng đồng thời cũng là một danh thắng từ trước đến nay.

    Đèo Hải Vân

    Đèo Hải Vân

  32. Hòn Hành
    Tên chữ là Thông Sơn, một hòn núi nhỏ có hình dáng trông tựa củ hành, đứng nhô ra biển che khuất một vũng nước cạn nơi chân đèo Hải Vân. Thời Minh Mạng, một pháo đài phòng thủ được xây dựng trên đỉnh núi này.

    Mũi Hòn Hành

    Mũi Hòn Hành

  33. Có bản chép: sừng sững đứng trong.
  34. Đà Nẵng
    Tên thành phố thuộc Nam Trung Bộ, trước đây thuộc tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng. Nguồn gốc từ "Đà Nẵng" là biến dạng của từ Chăm cổ Daknan, nghĩa là "vùng nước rộng lớn" hay "sông lớn", "cửa sông cái" vì thành phố nằm bên bờ sông Hàn. Dưới thời nhà Nguyễn, Đà Nẵng có tên là Cửa Hàn, là thương cảng lớn nhất miền Trung. Cuộc xâm lược của Pháp tại Việt Nam khởi đầu chính tại thành phố này.

    Hiện nay Đà Nẵng là một thành phố hiện đại, trong lành, có tiềm năng du lịch rất lớn, và được xem là thành phố đáng sống nhất Việt Nam.

    Bến sông Hàn ngày xưa

    Bến sông Hàn ngày xưa

    Cầu sông Hàn, một trong những biểu tượng của Đà Nẵng

    Cầu sông Hàn, một trong những biểu tượng của Đà Nẵng

  35. Lỗ Giản
    Tên một trong ba tổng của huyện Hoà Vang, tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng xưa kia, đọc trại ra thành Lô Giản. Theo Phủ biên tạp lục, Lê Quý Đôn năm 1775, ba tổng đó là:

    Tổng Lệ Sơn gồm 21 xã [...]
    Tổng Hà Khúc gồm 21 xã [...]
    Tổng Lỗ Giản gồm 11 xã, 1 ty: Bách Giản, Bình Khang (Khương), Cẩm Lệ, Giáo Phường, Hoá Khuê Tây, Hoá Khuê Đông, Lỗ Giản, Minh Châu, Miếu Bông, Mỹ Thị, Quế Lâm, Tân Thuận.

  36. Mụ o
    Em gái của chồng (cũng như bà cô).
  37. Nỏ mồm
    Lắm lời và lớn tiếng, thường hay cãi lại người khác.
  38. "Mụ o" trong câu ca dao này chỉ chị em gái nhà chồng.
  39. Đàng Trong
    Cũng gọi là Nam Hà, một khái niệm bắt nguồn từ thời Trịnh-Nguyễn phân tranh vào thế kỷ 17, chỉ phần lãnh thổ Đại Việt từ sông Gianh trở vào Nam, do chúa Nguyễn kiểm soát. Đàng Trong chấm dứt sự tồn tại của nó trong lịch sử từ năm 1786, khi phong trào Tây Sơn lật đổ chế độ Vua Lê-Chúa Trịnh.

    Xứ Đàng Trong (Cochinchine) với quần đảo Hoàng Sa (Isles Pracel), trong bản đồ của Joachim Ottens, năm 1710

    Xứ Đàng Trong (Cochinchine) với quần đảo Hoàng Sa (Isles Pracel), trong bản đồ của Joachim Ottens, năm 1710

  40. Có bản chép: Bởi anh hàng trứng hóa ra hai lòng.
  41. Hàng
    Đồ hay vải dệt mỏng bằng tơ nói chung.
  42. Bận
    Mặc (quần áo).
  43. Thầy
    Cha, bố (phương ngữ một số địa phương Bắc và Bắc Trung Bộ).
  44. Dức
    Mắng nhiếc. Còn nói dức bẩn (phương ngữ Trung Bộ).
  45. Nội nhà
    Khắp trong nhà, tất cả mọi người trong nhà.