Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Chuồn chuồn
    Tên chung của một bộ côn trùng gồm hơn 4500 loài, chia thành hai nhóm lớn: chuồn chuồn ngô và chuồn chuồn kim, khác nhau chủ yếu ở tư thế của cánh khi đậu và hình dạng của ấu trùng. Chuồn chuồn có đầu tròn và khá lớn so với thân được bao phủ phần lớn bởi hai mắt kép lớn hai bên, hai bên có cánh mỏng, dài, mỏng và gần như trong suốt. Trẻ em ở thôn quê thường bắt chuồn chuồn chơi.

    Chuồn chuồn

    Chuồn chuồn

  2. Chim chích
    Tên chung của một họ chim có lông màu sáng, với phần trên có màu xanh lục hay xám và phần dưới màu trắng, vàng hay xám. Phần đầu của chúng thông thường có màu hạt dẻ.

    Chim chích bông

    Chim chích bông

  3. Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
  4. Đàng
    Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  5. Tử tôn
    Con cháu (từ Hán Việt).
  6. Còn sống thì có màu trắng, chết thì chuyển sang màu đỏ.
  7. Theo Lê Gia trong 1575 thành ngữ tục ngữ cần bàn thêm: Trong gia đình nếu người nào chết trước thì mồ mả của họ được những thành viên còn lại đắp điếm trông coi nên được ấm cúng. Câu này cũng có ý tự an ủi rằng chết trước tuy có buồn nhưng cũng có cái vui (ấm mồ).
  8. Quản
    E ngại (từ cổ).
  9. Làng Tranh Khúc
    Còn gọi là làng Tranh, nay thuộc địa phận xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Bánh chưng Tranh Khúc là đặc sản của làng.
  10. Đông Phù
    Tên nôm là làng Nhót, nay thuộc xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội. Trước đây Đông Phù là vùng đất trọng yếu ở phía nam kinh thành Thăng Long, nơi có đường bộ, đường thuỷ khá thuận tiện cho việc giao thương. Thời 12 sứ quân, tướng Nguyễn Siêu lập đại bản doanh ngay trên đất này, nay còn dấu vết thành luỹ. Cuối năm 1426, Bình Định Vương Lê Lợi bao vây quân Minh ở thành Đông Quan, đã đặt sở chỉ huy tại đình làng. Hơn 300 năm sau, đại quân Nguyễn Huệ từ Phú Xuân ra giải phóng Thăng Long cũng có qua Đông Phù.
  11. Ba vành
    Hiện tượng mắt bị gió cát làm cho toét, tạo thành ba vạnh.
  12. Thọ Am
    Tên nôm là kẻ Om hoặc làng Om, một làng nay thuộc địa phận xã Liên Ninh, Thanh Trì, Hà Nội. Tại đây có đình làng Thọ Am thờ quan nghè Nguyễn Phục và miếu Thọ Am thờ tướng quân Đoàn Thượng. Hàng năm lễ hội làng Thọ Am được tổ chức trong 3 ngày từ mùng 7 đến mùng 9 tháng hai.
  13. Giao ca
    Gá duyên, kết nghĩa vợ chồng (phương ngữ Nam Bộ).
  14. Làng Quỷnh
    Tên một làng thuộc xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Làng có nghề truyền thống là trồng chè.
  15. Chè
    Cũng gọi là trà, tên chung của một số loại cây được trồng lấy lá nấu thành nước uống. Một loại có thân mọc cao, lá lớn và dày, có thể hái về vò nát để nấu uống tươi, gọi là chè xanh. Loại thứ hai là chè đồn điền du nhập từ phương Tây, cây thấp, lá nhỏ, thường phải ủ rồi mới nấu nước, hiện được trồng ở nhiều nơi, phổ biến nhất là Thái Nguyên và Bảo Lộc thành một ngành công nghiệp.

    Đồi chè Thái Nguyên

    Đồi chè Thái Nguyên

  16. Rau cần
    Một loại rau xanh thường được nhân dân ta trồng để nấu canh, xào với thịt bò, hoặc làm vị thuốc.

    Canh cá nấu cần

    Canh cá nấu cần

  17. Rau thơm
    Tên chung dùng để chỉ các loại rau ăn được (có thể là rau, củ, quả thơm), được trồng hoặc hái từ tự nhiên, có mùi thơm đặc biệt tùy theo loại do các tinh dầu trong rau bay hơi tạo thành. Thơm còn là tên gọi tắt của người Hà Nội dành cho loại húng thơm mà nổi tiếng nhất là húng Láng.
  18. Tương truyền trước đây ở Cần Thơ trồng rất nhiều rau cần và rau thơm, và bài ca dao này là một câu rao của những người gánh rau đi bán.
  19. Quạnh
    Quạnh quẽ, vắng vẻ.