Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Nẫu
    Người ta, họ (phương ngữ Bình Định-Phú Yên).
  2. Loan
    Theo một số điển tích thì phượng hoàng là tên chung của một loại linh vật: loan là con mái, phượng là con trống. Cũng có cách giải nghĩa khác về loan, mô tả loan là một loài chim giống với phượng hoàng. Trong văn thơ cổ, loan và phụng thường được dùng để chỉ đôi vợ chồng hoặc tình cảm vợ chồng (đèn loan, phòng loan...)

    Nào người phượng chạ loan chung,
    Nào người tiếc lục tham hồng là ai

    (Truyện Kiều)

  3. Tía
    Cha, bố (phương ngữ Nam Bộ). Từ này có gốc từ cách phát âm của người Triều Châu khi đọc chữ gia (cha).
  4. Đột đột
    Đồ gốm (nồi, chum, vại, lọ...) làm bằng đất sét nung (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  5. Chỉ việc ăn nói không ý tứ, giống như ngồi bên cạnh thợ làm đột đột, trong khi người ta đang cố nắn cho miệng chum vại thật tròn thì mình nói chuyện méo miệng.
  6. Đọt
    Ngọn thân hay cành cây còn non (đọt ổi, đọt chuối), hoặc phần trên cùng của cây cao (đọt dừa, đọt cau, đọt tre...).
  7. Bần
    Còn gọi là cây thủy liễu, loài cây gặp nhiều ở các vùng ngập mặn Nam Bộ. Gỗ bần chủ yếu dùng làm chất đốt, còn trái bần có vị chua, chát với mùi thơm đặc trưng được chế biến thành nhiều món ăn đặc sản của Nam Bộ như mắm bần, lẩu cá nấu bần, mứt bần, kẹo bần...

    Cây và quả bần

    Cây và quả bần

  8. Hòe Thị
    Địa danh nay là một thôn thuộc phường Xuân Phương, huyện Nam Từ Liêm, Hà Nội. Làng còn có tên là Canh Chợ, nối tiếp làng Thị Cấm, nằm trên con đường cổ từ kinh thành Thăng Long - Cầu Giấy - Cầu Diễn vào bến đò Cổ Sở ven sông Đáy (bến Giá, nay là xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây). Ngoài nông nghiệp, làng Hòe Thị còn có hai nghề thủ công nổi tiếng trong vùng là nghề ren và nghề hàn thiếc. Cuối thế kỷ 19, khi Hà Nội được mở rộng, thợ rèn và thợ thiếc Hòe Thị ra phố Sinh Từ (nay là phố Nguyễn Khuyến) và phố Lò Rèn để làm nghề. Riêng phố Lò Rèn, tập trung chủ yếu người làng Hòe Thị.

    Đọc thêm về làng Hòe Thị.

  9. Dế nhủi
    Một loại dế có cánh ngắn, hai chân trước lớn, nên đào hang rất khỏe (vì vậy có tên là nhủi - đào bới). Cũng gọi là dế trũi hay dế dũi.

    Dế nhủi

    Dế nhủi

  10. Khó
    Nghèo.
  11. Chao
    Dùng rổ sâu, giậm, cái chao mà múc, xúc hay hớt lấy vật gì.
  12. Cá mè
    Tên chung của một số loài cá nước ngọt cùng họ với cá chép, có thân dẹp, đầu to, vẩy nhỏ, trắng. Có nhiều loài cá mè, nhưng cá mè trắng và mè hoa là phổ biến hơn cả. Nhân dân ta đánh bắt cá mè để lấy thịt, mỡ và mật cá, vừa để chế biến thức ăn vừa làm thuốc.

    Cá mè

    Cá mè

  13. Thiếp
    Từ Hán Việt chỉ người vợ lẽ, hoặc cách người phụ nữ ngày xưa dùng để tự xưng một cách nhún nhường.
  14. Đàng
    Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  15. Chợ Phố
    Chợ Hội An (Hội An còn được gọi là Phố Hội hoặc Hoài Phố).
  16. Chùa Cầu
    Tên một cây cầu đồng thời cũng là một ngôi chùa cổ ở Hội An. Cầu được các thương nhân người Nhật góp tiền xây dựng vào thế kỉ 17 (nên còn được gọi là cầu Nhật Bản), bắc ngang qua một lạch nước nhỏ chảy ra sông Thu Bồn. Năm 1653, người ta dựng thêm phần chùa, nối liền vào lan can phía Bắc, nhô ra giữa cầu, từ đó người dân gọi là Chùa Cầu. Chùa Cầu là một biểu tượng văn hóa - du lịch của Hội An.

    Chùa Cầu

    Chùa Cầu

  17. Bâu
    Cổ áo.
  18. Luống
    Uổng phí, để mất (từ cổ).

    Tôi viết chiều nay, chiều tưởng vọng
    Làm thơ mình lại tặng riêng mình
    Sông trôi luống gợi dòng vô hạn
    Biền biệt ngày xanh xa ngày xanh

    (Trắc ẩn - Quang Dũng)

  19. Bương
    Giống cây bề ngoài giống như tre, thân to, thẳng, mỏng mình. Các dân tộc miền núi thường dùng thân bương (ống bương) làm vật dụng gia đình như đựng giấy tờ, chứa nước, làm điếu cày, đựng thức ăn,...

    Đựng nước bằng ống bương

    Đựng nước bằng ống bương

  20. Thầu dầu
    Một loài cây cùng họ với sắn (khoai mì), lá có cuống dài, quả có gai, chứa hạt có chất dầu dùng làm dầu xổ, dầu thắp. Thầu dầu tía còn có tên là đu đủ tía.

    Cây thầu dầu

    Cây thầu dầu

  21. Viện cơ mật
    Cơ quan đặc trách tham khảo những vấn đề đặc biệt nghiêm trọng và bí mật, nhất là về quân sự, đứng đầu gồm bốn vị đại thần từ tam phẩm trở lên. Viện được thành lập sau vụ Lê Văn Khôi nổi loạn. Thời vua Duy Tân, viện được đổi tên thành phủ Phụ Chính. Do những biến cố lịch sử, viện bị di dời nhiều lần, cuối cùng chuyển về chùa Giác Hoàng, họp cùng với tòa Giám sát (của Pháp) và Trực Phòng các bộ nên gọi chung là Tam tòa.

    Voi chầu trước cổng Viện cơ mật

    Voi chầu trước cổng Viện cơ mật

  22. Le le
    Tên một loài chim gần giống vịt trời, hay kiếm ăn ở vùng đồng ruộng hay bưng biền, gặp nhiều ở vùng Đồng Tháp Mười.

    Con le le

    Con le le

  23. Uyên ương
    Loại vịt sống từng cặp với nhau. Người ta thường gọi con trống là uyên, con mái là ương. Con trống thường có bộ lông đặc biệt rực rỡ. Đôi uyên ương sống không rời nhau và rất chung thủy với nhau. Tương truyền nếu một trong hai con chết thì con còn lại cũng nhịn đói chết theo.

    Đôi chim uyên ương

    Đôi chim uyên ương

    Ở một số vùng Nam Bộ, người ta cũng đọc trại "uyên ương" thành oan ương. Uyên ương cũng có tên khác là bồng bồng.

  24. Rạm
    Loài cua nhỏ thân dẹp có nhiều lông, sống ở vùng nước lợ. Rạm giàu chất bổ dưỡng, được chế biến thành nhiều món ăn quen thuộc như: rạm rang lá lốt, rạm nướng muối ớt, canh rạm rau đay, canh rạm rau dền mồng tơi...

    Con rạm

    Con rạm

  25. Còng
    Một loại sinh vật giống cua cáy, sống ở biển hoặc các vùng nước lợ. Còng đào hang dưới cát và có tập tính vê cát thành viên nhỏ để kiếm thức ăn. Ngư dân ở biển hay bắt còng làm thức ăn hằng ngày hoặc làm mắm.

    Con còng

    Con còng