Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Rau tập tàng
    Các loại rau trộn lẫn với nhau, mỗi loại một ít, thường dùng để nấu canh. Có nơi gọi là rau vặt.

    Rau tập tàng

    Rau tập tàng

  2. Kim ngân
    Vàng bạc (từ Hán Việt).
  3. Trèo cau

    Trèo cau

  4. Táo mèo
    Còn có tên là sơn tra (sơn trà), đào gai, táo gai, một loại cây cao khoảng 6m, cành nhỏ, thường có gai, lá có răng cưa, hoa nhỏ, năm cánh màu đỏ hoặc hồng. Quả táo mèo khi chín có màu vàng ửng đỏ, vị chua dịu, hơi chát, có thể dùng làm thuốc hoặc ngâm rượu.

    Táo mèo

    Táo mèo

  5. Tương thân
    Thương yêu lẫn nhau (từ Hán Việt).
  6. Bạn thương hơn nương rào
    Sống hữu hảo, thân tình với nhau thì mọi việc yên bình, ngược lại thì dù tường cao cổng kín cũng khó lòng ở yên.
  7. Bánh đúc
    Bánh nấu bằng bột gạo tẻ hoặc bột ngô quấy với nước vôi trong, khi chín đổ ra cho đông thành tảng, thường được ăn kèm với mắm tôm. Bánh đúc là món quà quen thuộc của làng quê.

    Bánh đúc Hà Nội

    Bánh đúc Hà Nội

  8. Nhạn
    Vốn nghĩa là con ngỗng trời. Theo Thiều Chửu: Chim nhạn, mùa thu lại, mùa xuân đi, cho nên gọi là hậu điểu 候鳥  chim mùa. Chim nhạn bay có thứ tự, nên anh em gọi là nhạn tự 雁序. Có khi viết là nhạn 鴈. Ta gọi là con chim mòng. Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của cũng chép “Nhạn: Thứ chim giống con ngỗng.” Trong văn học cổ ta thường bắt gặp những cụm từ "nhạn kêu sương," "tin nhạn." Hiện nay từ này thường được dùng để chỉ chim én.
  9. Phượng hoàng
    Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.

    Một hình vẽ chim phượng hoàng

    Một hình vẽ chim phượng hoàng

  10. Lệ Thủy
    Nghệ sĩ cải lương nổi tiếng thuộc thế hệ vàng của cải lương Việt Nam những năm 1960, cùng thời với Bạch Tuyết, Ngọc Giàu, Minh Vương... Soạn giả Viễn Châu nhận xét: "Lệ Thủy có một giọng ca hiếm hoi trong làng cổ nhạc, với chất giọng kim pha thổ, đã từng được báo giới Sài Gòn trước đây phong tặng là giọng ca chuông ngân."

    Nghệ sĩ Lệ Thủy

    Nghệ sĩ Lệ Thủy

  11. Mút mùa Lệ Thủy
    Nghệ sĩ Lệ Thủy có giọng ca dài hơi mà vẫn trong veo, người mê cải lương miền Nam hâm mộ nên so sánh những việc diễn ra trong thời gian dài, lâu là "mút mùa Lệ Thủy" (đi mút mùa Lệ Thủy, nhậu mút mùa Lệ Thủy...).
  12. Mỹ Châu
    Nghệ sĩ cải lương nổi tiếng thuộc thế hệ vàng của cải lương Việt Nam những năm 1960, cùng thời với Bạch Tuyết, Lệ Thủy, Ngọc Giàu... Cô nổi tiếng có giọng nữ trầm đặc biệt và sở trường ca dây kép, người nhạc công phải nghĩ cách chỉnh dây riêng cho giọng cô, sau người ta quen gọi là "dây Mỹ Châu." (Đọc thêm về nghệ sĩ Mỹ Châu.)

    Nghệ sĩ Mỹ Châu năm 17 tuổi

    Nghệ sĩ Mỹ Châu năm 17 tuổi

  13. Bão lụt năm Thìn
    Một trận bão lụt lớn xảy ra vào năm Giáp Thìn (1904), gây thiệt hại rất nặng nề cho các tỉnh miền Tây Nam Bộ, và còn lan ra đến tận Thừa Thiên-Huế. Trong quyển Gò Công xưa và nay của Huỳnh Minh và Gò Công cảnh cũ người xưa của Việt Cúc có viết về trận bão lụt năm Thìn này, như sau: Từ 10 giờ cho đến 3 giờ chiều ngày 16-3 âm lịch, mưa không ngớt hạt. Từ 4 giờ chiều cho đến về đêm, gió càng ngày càng thổi mạnh, trốc gốc cây, trốc nóc nhà, tường xiêu vách đổ. Sóng chụp cao 3,5m, cuốn mất nhà cửa và người ra biển. Rắn rít bò khắp nơi, cắn chết nhiều người. Qua ngày 17-3 âm lịch, nước dần rút, người người đi tìm xác thân nhân. Hôm sau mới thấy mặt đất, quang cảnh thật là hãi hùng. Mãi đến ngày 19-3 âm lịch chính quyền mới tổ chức chôn cất những người chết, hễ gặp đâu thì chôn đó. Bọn trộm cướp thừa cơ đi gỡ bông tai, vòng vàng trên các xác chết. Kết quả thống kê: Mỹ Tho thiệt hại 35%, các vùng phụ cận tỉnh Mỹ Tho từ Thừa Đức lên tới An Hồ 30% nhà cửa sập đổ, vườn dừa bị gãy; Gò Công trên 60%, 5.000 người chết trôi ở các làng ven biển vùng cửa Khâu, làng Kiểng Phước, Tân Bình Điền, Tân Thành, Tăng Hòa..., 60% nhà cửa bị sập, 80% gia súc chết.

    Vào các năm Nhâm Thìn (1952), Giáp Thìn (1964), Bính Thìn (1976) cũng xảy ra những trận lụt lớn.

  14. Dầu dừa
    Dầu làm từ quả dừa, rất thơm, ngày xưa thường được phụ nữ bôi lên tóc để tóc bóng mượt.

    Dầu dừa

    Dầu dừa

  15. Tương truyền đây là câu sấm của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm về sự ra đời của Kỳ Đồng. Các địa danh trong bài đều ở Thái Bình, quê của Kỳ Đồng.
  16. Tua rua
    Tên gọi dân dã trong tiếng Việt của cụm sao phân tán M45 trong chòm Kim Ngưu (Taurus), ở Việt Nam thường thấy được vào lúc sáng sớm đầu tháng 6 dương lịch. Tua Rua còn được nông dân đồng bằng Bắc Bộ gọi là Sao Mạ vì xuất hiện trên bầu trời vào thời vụ gieo mạ lúa mùa chính vụ. Trong bầu trời đêm thì mắt thường có thể nhìn thấy chín ngôi sao sáng nhất của cụm sao này, vì thế trong dân gian mới có câu "Sao Tua (Vua) chín cái nằm kề."

    Ảnh Chòm sao Tua Rua từ Digitized Sky Survey. Ảnh của:  NASA/ESA/AURA/Caltech.

    Ảnh Chòm sao Tua Rua từ Digitized Sky Survey.
    Ảnh của: NASA/ESA/AURA/Caltech.

  17. Loại cây dây leo được trồng mọc trên giàn để lấy quả. Tương tự như bầu, quả, hoa, hạt và đọt bí được dùng làm thức ăn. Hai loại bí thường gặp nhất là bí xanh (còn gọi là bí đao, bí dài, bí chanh) và bí đỏ (bí rợ).

    Giàn bí đao

    Giàn bí đao

  18. Rau dền
    Một loại rau có tính mát, giàu sắt, là món ăn dân dã phổ biến với người Việt Nam. Ở Việt Nam chủ yếu có hai loại rau dền là dền trắng và dền đỏ (tía). Rau dền thường được luộc hay nấu canh.

    Rau dền đỏ

    Rau dền đỏ

  19. Quang
    Vật dụng gồm có một khung đáy và các sợi dây quai thắt bằng sợi dây mây (hoặc vật liệu khác) tết lại với nhau, có 4 (hoặc 6) quai để mắc vào đầu đòn gánh khi gánh, và có thể treo trên xà nhà để đựng đồ đạc (thường là thức ăn). Người ta đặt đồ vật (thùng, chum, rổ, rá) vào trong quang, tra đòn gánh vào rồi gánh đi. Quang thường có một đôi để gánh cho cân bằng.

    Cái quang

    Cái quang

    Quang gánh

    Quang gánh

  20. Cả
    Lớn, nhiều (từ cổ).
  21. Ông từ
    Người (thường là cao tuổi) chuyên lo việc trông coi các đền, chùa, miếu mạo.
  22. Oản
    Bánh làm bằng xôi nếp hoặc bột bánh khảo nén vào khuôn hình nón cụt để cúng.

    Oản làm bằng xôi

    Oản làm bằng xôi