Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Loan
    Theo một số điển tích thì phượng hoàng là tên chung của một loại linh vật: loan là con mái, phượng là con trống. Cũng có cách giải nghĩa khác về loan, mô tả loan là một loài chim giống với phượng hoàng. Trong văn thơ cổ, loan và phụng thường được dùng để chỉ đôi vợ chồng hoặc tình cảm vợ chồng (đèn loan, phòng loan...)

    Nào người phượng chạ loan chung,
    Nào người tiếc lục tham hồng là ai

    (Truyện Kiều)

  2. Đàng
    Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  3. Ưng
    Bằng lòng, đồng ý, thuận theo.
  4. Có bản chép: Tiếc.
  5. Tôm bạc
    Còn gọi là tôm thẻ chân trắng, vì chân trắng vỏ mỏng có màu trắng đục nên gọi là tôm bạc. Tôm bạc là một loại hải sản quý.

    Món ăn từ tôm bạc

    Món ăn từ tôm bạc

  6. Khố
    Một trong những loại trang phục cổ xưa nhất của nhân loại, gồm một tấm vải dài, khổ hẹp dùng để để bọc và che vùng hạ bộ bằng cách quấn tựa vào vòng thắt lưng. Trước đây nhiều vùng sử dụng, hiện tại khố vẫn còn được sử dụng hạn chế như ở vùng cao, vùng xa nơi còn lạc hậu, ngoài ra một số nước giữ gìn nó như bản sắc văn hóa khi có hội hè. Đóng khố đuôi lươn là kiểu mặc khố có thừa một đoạn buôn thõng ở phía sau cho tới khoeo chân, như cái đuôi con lươn, còn không có thì gọi là khố cộc.

    Đóng khố

    Đóng khố

  7. Lượt
    Một loại vải dệt thưa từ tơ tằm, mượt, rất mịn và mềm, thường nhuộm đen để may khăn hay may áo.
  8. Cửu phẩm
    Triều đình nhà Nguyễn thời vua Minh Mạng áp dụng chế độ quan lại nhà Thanh (Trung Quốc), chia lại toàn bộ triều đình thành chín phẩm (cửu phẩm). Theo đó, quan lại đứng đầu thuộc hàm Nhất phẩm, thấp nhất là Cửu phẩm.
  9. Được cãi cùng, thua cãi cố
    Tâm lí chung trong các cuộc tranh luận: Bên nắm được lí lẽ, phần thắng thì muốn làm cho tới nơi; phía đuối lí, ở vào thế thua, biết mình sai, mình thua nhưng vẫn bảo thủ, cố cãi cho bằng được (theo Hoàng Tuấn Công).
  10. Tùng
    Cây thuộc họ thông, thân và tán có dáng đẹp. Tùng có rất nhiều loại, có loại cao lớn, cũng có loại làm cảnh nhỏ. Theo quan điểm Nho giáo, cây tùng thường được ví với lòng kiên trinh, người quân tử.

    Loại tùng bách mọc trên núi

    Loại tùng bách mọc trên núi

  11. Quế
    Một loại cây rừng, lá và vỏ có tinh dầu thơm. Vỏ quế ăn có vị cay, là một vị thuốc quý (Quế chi) trong các bài thuốc Đông y. Trong văn học cổ, cây quế thường tượng trưng cho sự thanh cao, đẹp đẽ.

    Thu hoạch quế

    Thu hoạch và phơi quế

  12. Nghĩa nhân
    Cũng viết nhân nghĩa, nghĩa là "lòng yêu thương người (nhân) và biết làm điều phải (nghĩa)." Hiểu rộng là đạo nghĩa sống ở đời.
  13. Quân tử
    Hình mẫu con người lí tưởng theo Nho giáo. Quân tử là người ngay thẳng, đứng đắn, công khai theo lẽ phải, trung thực và cẩn trọng.
  14. Cỏ may
    Một loại cỏ thân cao, có nhiều hoa nhỏ thành chùm màu tím sậm, hay gãy và mắc vào quần áo (có lẽ vì vậy mà thành tên cỏ may). Cỏ may xuất hiện rất nhiều trong văn thơ nhạc họa.

    Hồn anh như hoa cỏ may
    Một chiều cả gió bám đầy áo em

    (Hoa cỏ may - Nguyễn Bính)

    Cỏ may

    Cỏ may

  15. Mây
    Tên chung của khoảng hơn 600 loài dây leo thuộc họ cọ, thân có nhiều gai, mọc nhiều ở các vùng rừng núi nước ta. Gỗ mây rất dẻo, được khai thác để sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, đồ dùng trong gia đình như bàn, ghế, đan giỏ đựng... Loài mây được trồng và sử dụng nhiều nhất ở nước ta là mây nếp.

    Dây mây

    Dây mây

  16. Quan kì bất ngữ chân quân tử, hạ thủ vô hồi đích trượng phu
    Xem đánh cờ mà không nói mới thật là người quân tử, xuống cờ không hồi lại mới đúng là bậc trượng phu.
  17. Lê Ngô Cát
    Sử gia thời Tự Đức, người biên soạn và bổ sung cuốn Đại Nam quốc sử diễn ca, một cuốn sách về lịch sử nước ta dưới dạng thơ vè, nguyên là của một tác giả vô danh cuối đời Lê. Ông tự là Bá Hanh, hiệu Trung Mại, quê ở xã Hương Lang, huyện Chương Đức, tỉnh Hà Tây, nay thuộc huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. Không tha thiết với công danh, nên làm quan không bao lâu thì ông cáo quan về vui thú điền viên. Ngày 20-5-1875, ông mất tại Cao Bằng, hưởng dương 48 tuổi.
  18. Có bản chép: có.
  19. Câu ca dao này tương truyền chính là của Lê Ngô Cát tự cười mình. Giai thoại kể, khi ông dâng tập Đại Nam quốc sử diễn ca lên vua Tự Đức, vua đọc đến đoạn “Triệu thị” (tức Bà Triệu) cưỡi voi đánh quân Ngô, liền phê “Như thế hèn cho đàn ông nước Nam lắm,” sau đó thưởng cho ông tấm lụa và hai đồng tiền.