Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Giao ngôn
    Lời hứa, lời ước hẹn (giao nghĩa là bền chặt).
  2. Đá vàng
    Cũng nói là vàng đá, lấy ý từ từ Hán Việt kim thạch. Kim là kim khí để đúc chuông, đỉnh. Thạch là đá. Ngày trước, những lời vua chúa hoặc công đức của nhân vật quan trọng được khắc ghi trên bia đá hay chuông, đỉnh đồng để lưu truyền mãi mãi. Đá vàng vì thế chỉ sự chung thủy son sắt, hoặc sự lưu truyền tên tuổi mãi mãi về sau.
  3. Lúa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  4. Mùa xuân ấm có đào, mận và hạnh cùng một nhà. Lúc lạnh thì có trúc, tùng và mai là ba người bạn.
  5. Kinh sử
    Sách vở Nho giáo nói chung. Thời xưa sách vở được phân làm bốn loại: kinh (kinh điển), sử (lịch sử), tử (lời của các nhà tư tưởng), tập (tuyển tập văn thơ).
  6. Chính chuyên
    Tiết hạnh, chung thủy với chồng (từ Hán Việt).
  7. Quang
    Vật dụng gồm có một khung đáy và các sợi dây quai thắt bằng sợi dây mây (hoặc vật liệu khác) tết lại với nhau, có 4 (hoặc 6) quai để mắc vào đầu đòn gánh khi gánh, và có thể treo trên xà nhà để đựng đồ đạc (thường là thức ăn). Người ta đặt đồ vật (thùng, chum, rổ, rá) vào trong quang, tra đòn gánh vào rồi gánh đi. Quang thường có một đôi để gánh cho cân bằng.

    Cái quang

    Cái quang

    Quang gánh

    Quang gánh

  8. Căn duyên
    Theo giáo lý nhà Phật, hai người gặp nhau được là nhờ duyên nợ từ kiếp trước, hay còn gọi là nhân duyên. Lấy bản tính làm nhân duyên, gọi là căn duyên. Còn lấy ngoại cảnh làm duyên gọi là trần duyên. Cũng có sách gọi căn duyên là tâm duyên.
  9. Mồng tơi
    Một số địa phương phát âm thành "mùng tơi" hay "tầm tơi", loại dây leo quấn, mập và nhớt. Lá và đọt thân non của mồng tơi thường được dùng để nấu canh, ăn mát và có tính nhuận trường. Nước ép từ quả dùng trị đau mắt.

    Mồng tơi

    Mồng tơi

    Hoa mồng tơi

    Hoa mồng tơi

  10. Giang
    Sông lớn (từ Hán Việt).
  11. Có bản chép: thủng thẳng
  12. Đèn tọa đăng
    Đèn dầu để bàn cũ.

    Bộ sưu tập đèn tọa đăng hơn 100 năm tuổi của nhà sưu tầm Nguyễn Quang Mạnh

    Bộ sưu tập đèn tọa đăng hơn 100 năm tuổi của nhà sưu tầm Nguyễn Quang Mạnh

  13. Phụ mẫu
    Cha mẹ (từ Hán Việt).
  14. Cái Thia
    Tên một con rạch nay thuộc huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, đồng thời cũng là tên cái chợ nằm ở ngã ba rạch Cái Thia và sông Tiền.
  15. Cái Bè
    Một địa danh nằm ở phía tây tỉnh Tiền Giang, nay là huyện Cái Bè. Huyện Cái Bè được biết đến với chợ nổi Cái Bè, đặc trưng cho văn hóa sông nước Miền Tây.

    Chợ nổi Cái Bè

    Chợ nổi Cái Bè

  16. Ngầy ngà
    Rầy rà, phiền nhiễu.
  17. Dức
    Mắng nhiếc. Còn nói dức bẩn (phương ngữ Trung Bộ).
  18. Nguyệt Lão
    Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.

    Ông Tơ Nguyệt

    Ông Tơ Nguyệt

  19. Diều hâu
    Loài chim dữ, mỏ quặp, có thị lực rất sắc bén, hay bắt gà, chuột, rắn.

    Một loại diều hâu

    Một loại diều hâu

  20. Diều hâu đào giếng
    Theo kinh nghiệm dân gian, diều hâu bay lượn thành vòng tròn dự báo trời sắp mưa.
  21. Lại có ý kiến cho rằng hai câu này nói về việc vua Trần Thiếu Đế (1398-1400) muốn gửi con gái của mình cho Hồ Quý Ly. Dân gian cho rằng việc này chẳng khác gì đem gà con gửi cho diều hâu.