Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Nguyễn Gia Trí
    Họa sĩ nổi tiếng thời kì đầu của mĩ thuật Việt Nam, được mệnh danh là "chả đẻ của sơn mài tân thời Việt Nam" nhờ công lao đi đầu trong việc chuyển những bức tranh sơn mài từ trang trí thành những tác phẩm nghệ thuật. Các tác phẩm của ông đã được chỉ định là Quốc bảo.

    Tác phẩm "Vườn xuân Bắc Trung Nam" của Nguyễn Gia Trí

  2. Tô Ngọc Vân
    Họa sĩ Việt Nam nổi tiếng, tác giả của một số bức tranh tiêu biểu cho nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại. Ông được đánh giá là người có công đầu tiên trong việc sử dụng chất liệu sơn dầu ở Việt Nam, trong đó những tác phẩm nổi tiếng nhất có thể kể đến là Thiếu nữ bên hoa huệ, Thiếu nữ bên hoa sen

    Tác phẩm "Thiếu nữ bên hoa huệ" của Tô Ngọc Vân

  3. Nguyễn Tường Lân
    Họa sĩ nổi tiếng sĩ nổi tiếng thời kỳ đầu của nền mỹ thuật Việt Nam. Ông học khóa 4 trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (1928-1933), thuần thục hầu hết các chất liệu sơn dầu, sơn mài, lụa, khắc gỗ, bột màu, chì than, Nguyễn Tường Lân đã sáng tác nhiều tác phẩm, nhưng hầu hết đều đã thất lạc.

    "Vầng trăng ai xẻ làm đôi," một minh họa của Nguyễn Tường Lân

  4. Trần Văn Cẩn
    Họa sĩ nổi tiếng vào thời kì đầu của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam. Ông từng đảm nhiệm Hiệu trưởng trường Cao đẳng Mỹ thuật của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và giữ cương vị này trong 15 năm (1954 -1969) sau khi họa sĩ Tô Ngọc Vân hi sinh.

    Tác phẩm "Em Thúy" của Trần Văn Cẩn

  5. Cần Giờ
    Một địa danh nằm ở vùng Đông Nam Bộ, nay là một huyện ven biển thuộc thành phố Hồ Chí Minh (thường được xem là một huyện đảo vì địa thế gần như tách biệt với đất liền, bao quanh bởi sông và biển). Cần Giờ nổi tiếng với khu rừng ngập mặn (rừng Sác), một địa điểm du lịch sinh thái, và biển Cần Giờ, nguồn cung cấp hải sản phong phú.

    Tài nguyên rừng ngập mặn Cần Giờ

    Tài nguyên rừng ngập mặn Cần Giờ

    Cào nghêu tại biển Cần Giờ

    Cào nghêu tại biển Cần Giờ

  6. Hải đăng Cần Giờ
    Còn được người dân địa phương gọi là hải đăng Bóng Trắng, cách bờ biển Vũng Tàu chừng 13km. Ngọn hải đăng này được người Pháp xây dựng nhằm giúp tàu bè tránh khỏi các bãi cạn mà đi vào sông Sài Gòn dễ dàng. Tới đầu những năm 1990 ngọn đèn biển này bị phá bỏ, đến năm 2005 thì được xây lại bằng bêtông cốt thép vững chắc. Ngọn đèn biển đã được nhà văn Bình Nguyên Lộc chọn làm khung cảnh cho truyện ngắn Đèn Cần Giờ.

    Hải đăng Cần Giờ

    Hải đăng Cần Giờ

  7. Cối xay bột
    Loại cối dùng để xay nông sản như gạo, ngô... thành bột. Cối được làm bằng đá (nên cũng gọi là cối đá), gồm hai thớt: thớt trên được khoét lõm hình bán nguyệt, thớt dưới được khoét máng vòng quanh. Hai thớt được lắp cố định với nhau bằng một trục (gọi là ngõng). Để xay bột, người ta đổ nông sản vào thớt trên và xoay thớt quanh trục; nông sản chảy xuống theo lỗ được sức nặng của thớt trên nghiền nát và hòa với nước chảy xuống máng của thớt dưới.

    Cối xay bột

    Cối xay bột

  8. Thẽ thọt
    Nhẹ nhàng, thong thả.
  9. An Đại
    Tên một thôn nay thuộc xã Nghĩa Phương, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi.
  10. Con ngựa (từ Hán Việt).
  11. Mược
    Mặc kệ (phương ngữ miền Trung).
  12. Ruồi vàng
    Loại ruồi có vạch màu vàng giữa ngực, kích cỡ lớn hơn ruồi đen nhưng nhỏ hơn ong mật. Ruồi vàng là loài côn trùng gây hại đối với nhiều loại cây ăn quả và đôi khi là cả cho người.

    Ruồi vàng

    Ruồi vàng

  13. Than Uyên
    Địa danh nay là một huyện của tỉnh Lai Châu. Nằm ở phía Tây Nam tỉnh Lào Cai, huyện Than Uyên là một thung lũng lớn khép kín giữa hai núi Phan Xi Păng và Púng Luông, có hệ thống sông suối chằng chịt, đồng thời có cánh đồng Mường Than, một trong bốn cánh đồng lớn nhất Tây Bắc.

    Phong cảnh Than Uyên

    Phong cảnh Than Uyên

  14. Tây Trang
    Một địa danh thuộc tỉnh Điện Biên, nằm trên đường biên giới giữa Việt Nam và Lào.
  15. Chim quy, chim hồng trong bài ca dao này chỉ người con gái đẹp.
  16. Ông Táo
    Còn gọi là Táo quân hoặc vua bếp, tên vị thần cai quản việc bếp núc trong mỗi nhà (táo 灶 có nghĩa là bếp). Theo tín ngưỡng Việt Nam, hàng năm, đúng vào ngày 23 tháng Chạp, Táo quân cưỡi cá chép lên chầu Ngọc Hoàng, báo cáo những chuyện đã xảy ra trong năm cũ. Táo quân thực ra gồm hai ông và một bà, được gọi chung như vậy theo thuyết "Tam vị nhất thể."

    Táo quân (tranh dân gian)

    Táo quân (tranh dân gian)

  17. Lài
    Thoai thoải.
  18. Trọng
    Nặng (từ Hán Việt). Cũng đọc là trượng.
  19. Vì chưng
    Bởi vì (từ cổ).
  20. Trầu
    Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.

    Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.

    Lá trầu không

    Lá trầu không

    Một miếng trầu

    Một miếng trầu

    Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.

  21. Rựa
    Một loại công cụ có lưỡi dài, cong, cán dài, dùng để chặt cây, phát quang. Lưu ý, cái rựa khác với dao rựa, một loại dao lớn, bản to, sống dày, mũi bằng, dùng để chặt, chẻ.

    Cái rựa

    Cái rựa

  22. Cúp
    Cắt (đọc theo âm tiếng Pháp của couper).
  23. Canh tân
    Cải cách theo lối mới.
  24. Bài Vè cúp tóc này theo truyền văn là của Phan Khôi viết năm 1906 để hưởng ứng phong trào Duy Tân do Phan Châu Trinh khởi xướng.
  25. Điểm chỉ
    In dấu các lóng ngón tay trỏ vào giấy. Ngày xưa những người không biết chữ, không thể ký tên, phải điểm chỉ vào giấy tờ.

    Năm phút, mười phút, nửa giờ... Ông giáo ngẩng lên ngó mặt chị Dậu :
    - Chị kia, sang đây tôi đọc cho nghe, rồi điểm chỉ vào!

    (Tắt đèn - Ngô Tất Tố)

  26. Kén lừa
    Kén chọn.