Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Gá duyên
    Kết thành nghĩa vợ chồng.
  2. Bộ hành
    Người đi đường (từ Hán Việt). Cũng gọi là khách bộ hành.
  3. Bãi hạc, gành nghê
    Bãi chim hạc, gành con nghê, hai hình ảnh thường thấy trong hát bả trạo và các loại hình nghệ thuật dân gian khác ở các vùng duyên hải Trung Bộ, tượng trưng cho hành trình đi biển của ngư dân.
  4. Tịnh viện
    Tu viện theo phương pháp tịnh độ của Phật giáo.
  5. Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Nhứt Nọc.
  6. Vào mùa thu, đông, nếu mây kết lại ở chân trời như bức thành thì trời sẽ khô hanh và giá rét.
  7. Rày
    Nay, bây giờ (phương ngữ).
  8. Lờ
    Dụng cụ đánh bắt cá đồng làm bằng nan tre. Hình dạng của lờ giống như một cái lồng, ở một đầu có chế tạo một miệng tròn gọi là miệng hom sao cho cá chỉ có thể từ ngoài chui vào lờ thông qua miệng hom mà không thể chui ra. Khi đặt lờ thường người đặt thả mồi vào trong để dụ cá bơi vào.

    Lờ có nhiều loại: Loại đại dài từ 0,5 đến 1 m, gọi là “lờ bầu”, thả chỗ nước sâu như sông, hồ để bắt cá diếc, sảnh, dầy. Loại tiểu gọi là “lờ đồng”, thả nơi nước cạn như ao, đìa, ruộng bắt cá trê, rô, sặc, mương, nhét…

    Lờ bắt cá

    Lờ bắt cá

  9. Có bản chép: Vẳng nghe.
  10. Chim vịt
    Một loại chim thường gặp ở các vùng đồng quê nước ta. Chim trống trưởng thành dài khoảng một gang tay, có màu xám nâu ở phần trên và màu cam ở dưới bụng, đầu có màu xám kéo xuống đến phần trên của ngực. Lông đuôi của chúng có những khuyên màu trắng trên nền đen hay nâu sẫm. Chân và bàn chân có màu vàng, mắt đỏ, mỏ thường có màu nâu sẫm, gốc mỏ màu vàng nhạt, mép mỏ hơi hồng. Chim mái trông tương tự như chim trống nhưng thiên về tông màu nâu.

    Tiếng gù của chim vịt trống gồm một chuỗi âm vực tăng dần từ thấp đến cao rồi lại giảm dần xuống thấp với khoảng 11-12 âm vực khác nhau, nghe rất thê lương, buồn bã.

    Chim vịt

    Chim vịt

  11. Cây trước
    Cây trúc (cách phát âm của người Nam Bộ).
  12. Vầy
    Vầy duyên, kết duyên (phương ngữ Nam Bộ).
  13. Biểu
    Bảo (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  14. Rậm
    Đông, nhiều, dày.
  15. Rạng
    Sáng tỏ.
  16. Chi
    Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  17. Câu này có ý trách cái tình bạc bẽo của con rể.
  18. Dễ ngươi
    Khinh nhờn, không xem ra gì.
  19. Khó
    Nghèo.
  20. Chín suối
    Cõi chết. Từ này bắt nguồn từ chữ Hán cửu tuyền. Theo Thế thuyết, sau khi Ân Trọng Kham chết, Hoàn Huyền hỏi Trọng Văn: "Cha ngươi là Trọng Kham là người như thế nào?" Trọng Văn nói: "Tuy không thể làm sáng tỏ một đời, cũng đủ để soi rọi khắp cửu tuyền."

    Trên tam đảo, dưới cửu tuyền
    Tìm đâu thì cũng biết tin rõ ràng
    (Truyện Kiều)

  21. Công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn
    Công cày cấy không có ý nghĩ quyết định bằng công chăm sóc (làm cỏ, bón phân, tỉa cành v.v.).
  22. Rau dền
    Một loại rau có tính mát, giàu sắt, là món ăn dân dã phổ biến với người Việt Nam. Ở Việt Nam chủ yếu có hai loại rau dền là dền trắng và dền đỏ (tía). Rau dền thường được luộc hay nấu canh.

    Rau dền đỏ

    Rau dền đỏ

  23. Rau má
    Một loại cây thân thảo ngắn ngày, thường được trồng để ăn tươi hoăc sắc lấy nước uống. Nước rau má có tác dụng giải độc, hạ huyết áp, làm mát cơ thể. Lá rau má hình thận, nhỏ bằng đồng xu.

    Rau má

  24. Cỏ gà
    Còn có các tên khác là cỏ chỉ, cỏ ống, một loại cỏ sinh trưởng rất mạnh, bò kết chằng chịt với nhau thành thảm dày đặc. Trẻ em ở nông thôn có trò chơi đơn giản từ cỏ gà gọi là "chọi cỏ gà" hay "đá cỏ gà."

    Cỏ gà

    Cỏ gà

  25. Củ gấu
    Cũng gọi là cỏ gấu hoặc cỏ cú, một loại cỏ thân cao, có nhiều củ màu nâu đỏ sẫm. Củ gấu có thể dùng làm vị thuốc dân gian, nhưng cũng là một loài cỏ rất có hại đối với nhà nông vì rất khó diệt trừ.

    Củ gấu

    Củ gấu