Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Vằng
    Cũng gọi là chè vằng, một loại cây bụi nhỏ mọc hoang, được dùng để pha nước uống hoặc sắc thuốc.

    Vằng

    Vằng

  2. Keo
    Một trận đấu trong thể thao, đặc biệt là trong môn đấu vật.
  3. Cỏ tranh
    Loại cỏ thân cao, sống lâu năm, có thân rễ lan dài, ăn sâu dưới đất. Lá mọc đứng, cứng, gân nổi, dáng lá hẹp dài, mép lá rất sắc, có thể cứa đứt tay. Ở nhiều vùng quê, nhân dân ta thường đánh (bện) cỏ tranh thành tấm lợp nhà. Tro của cỏ tranh có vị mặn, vì vậy thú rừng thường liếm tro cỏ tranh thay cho muối.

    Nhà dài Ê Đê lợp tranh

    Nhà dài Ê Đê lợp tranh

  4. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  5. Canh
    Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
  6. Cắn rốn
    Do chữ phệ tê hà cập (cắn rốn sao kịp). Con chồn thơm nhờ cái cái xạ ở nơi rốn, nên khi bị thợ săn đuổi bắt thì nó tự cắn rốn nuốt đi. "Cắn rốn không kịp" nghĩa bóng: Ăn năn đã muộn.
  7. Ru
    Sao? (trợ từ nghi vấn cổ).
  8. Ống đồng
    Ống quyển, cẳng chân.
  9. Nhập gia tùy tục
    Vào nhà nào thì phải theo phong tục của nhà đó. Mở rộng ra, đến nơi nào thì phải theo phong tục tập quán của nơi đó.
  10. Đàng
    Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  11. Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Chín Rậm.
  12. Nại Hiên
    Một làng biển nay thuộc địa phận quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.
  13. Trong bài viết Lại bàn về các địa danh ở Đà Nẵng, tác giả Lưu Anh Rô cho rằng: Hai chữ Nại Hiên có nghĩa chung là “Nơi ở của những người chịu đựng gian khổ”. Bởi, “Nại” có nghĩa là “chịu đựng”, “Hiên” có nhiều nghĩa nhưng nghĩa phù hợp với địa dư làng này phải là “nhà nhỏ” (hoặc hành lang, túp lều). Lại thêm, để viết được chữ muối thì phải viết chữ “diêm” mà chữ này lại có chữ “lỗ” (nghĩa là đất có vị mặn không thể cày cấy được). Như vậy, Nại Hiên là làng của những người mà đất đai bị nhiễm mặn không thể cày cấy được, họ kiếm kế sinh nhai bằng nhiều cách.
  14. Chính chuyên
    Tiết hạnh, chung thủy với chồng (từ Hán Việt).
  15. Quang
    Vật dụng gồm có một khung đáy và các sợi dây quai thắt bằng sợi dây mây (hoặc vật liệu khác) tết lại với nhau, có 4 (hoặc 6) quai để mắc vào đầu đòn gánh khi gánh, và có thể treo trên xà nhà để đựng đồ đạc (thường là thức ăn). Người ta đặt đồ vật (thùng, chum, rổ, rá) vào trong quang, tra đòn gánh vào rồi gánh đi. Quang thường có một đôi để gánh cho cân bằng.

    Cái quang

    Cái quang

    Quang gánh

    Quang gánh

  16. Phú Nhi
    Địa danh nay thuộc địa phận phường Phú Thịnh, Sơn Tây, Hà Nội. Tại đây có nghề làm bánh tẻ truyền thống rất nổi tiếng.

    Làm bánh tẻ ở Phú Nhi

  17. Đại Đồng
    Địa danh nay là một xã thuộc huyện Thạch Thất, Hà Nội. Tại đây có nghề làm bánh đúc truyền thống nổi tiếng.