Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Sánh bằng.
  2. Bồ
    Đồ cỡ lớn đựng thóc lúa, thường đan bằng tre.

    Bồ và cối xay thóc

    Bồ và cối xay thóc

  3. Tảo tần
    Cũng như tần tảo, chỉ người phụ nữ khéo thu vén công việc trong nhà. Tần 苹 là bèo, tảo 藻 là rong, hai thứ rau cỏ mọc dưới nước, người Trung Hoa cổ dùng vào việc cúng tế. Thơ "Thái tần" trong Kinh Thi ca ngợi người vợ biết chu toàn việc cúng tế tổ tiên, viết: "Vu dĩ thái tần, nam giản chi tân. Vu dĩ thái tảo, vu bỉ hành lạo" (Hái bèo ở đâu, bên bờ khe nam. Hái rong ở đâu, bên lạch nước kia). "Tảo tần" còn chỉ sự vất vả cực khổ.
  4. Sắc thuốc
    Sắc nghĩa là làm cho keo, đậm lại. Sắc thuốc là đun thuốc Bắc hoặc thuốc Nam với lượng nước lúc đầu khoảng ba chén, sau khi sôi thật lâu để thuốc ra hết chất và nước chỉ còn khoảng một chén, vừa uống.
  5. Có ý kiến cho rằng câu ca dao này nói về chuyện của bà Mỵ Ê, vợ vua Chiêm Thành là Sa Đẩu. Năm 1044, vua Lý Thái Tông đánh Chiêm Thành, giết Sa Đẩu, bắt bà Mỵ Ê. Khi về đến phủ Lý Nhân, vua đòi bà sang thuyền ngự để hầu vua. Bà nói tôi là vợ mọi, không phải cung phi, nước mất chồng chết, không còn muốn sống. Nói xong bà cuốn chăn vào mình và nhảy xuống sông tự vẫn.
  6. Người nghĩa
    Người thương, người tình.
  7. Khu
    Đít, mông (phương ngữ).
  8. Lúa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  9. Những người da dẻ đen hoặc đỏ hồng thường do chăm chỉ lao động nên tích lũy được của cải. Những người lười biếng, ăn hại thì da dẻ trắng trơn.
  10. Bát đàn
    Bát nông lòng, làm bằng đất nung thô có tráng men, thời xưa thường dùng.
  11. Có bản chép: Ai ơi đừng phụ bát đàn.
  12. Quán Cháo
    Địa danh nay thuộc huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. Ngày xưa nơi đây là rừng rậm, hiện nay vẫn còn đền Quán Cháo, tương truyền là nơi tiên nữ nhập vào người con gái sở tại để nấu cháo dâng cho quân lính Tây Sơn trước giờ xung trận trong cuộc chiến chống quân Thanh xâm lược.

    Đền Quán Cháo ngày nay

    Đền Quán Cháo ngày nay

  13. Đồng Giao
    Địa danh thuộc huyện Yên Mô, huyện Ninh Bình hiện nay. Xưa kia đây là một vùng rừng rậm hẻo lánh.
  14. Chốn lâm trung: Nơi rừng rú.
  15. Cuốc
    Nông cụ gồm một bản sắt bén (gọi là lưỡi cuốc) gắn vào ống tre cật để cầm (gọi là cán cuốc), dùng để đào xới đất. Động tác đào xới đất bằng cuốc cũng gọi là cuốc đất.

    Cuốc đất

    Cuốc đất

  16. Mai
    Còn gọi cái thêu, thuổng hay xuổng, một dụng cụ gồm một lưỡi sắt nặng, to và phẳng, tra vào cán dài, để đào, xắn đất.

    Nông cụ

  17. Chợ Bến Thành
    Còn gọi là chợ Sài Gòn, ban đầu được xây bằng gạch, sườn gỗ, lợp tranh, nằm bên cạnh sông Bến Nghé, gần thành Gia Định (nên được gọi là Bến Thành). Sau một thời gian, chợ cũ xuống cấp, người Pháp cho xây mới lại chợ tại địa điểm ngày nay. Chợ mới được xây trong khoảng hai năm (1912-1914), cho đến nay vẫn là khu chợ sầm uất bậc nhất của Sài Gòn, đồng thời là biểu tượng của thành phố.

    Chợ Bến Thành

    Chợ Bến Thành

  18. Thục nữ
    Người con gái hiền dịu, nết na (từ Hán Việt).
  19. Thọ Xương
    Tên một huyện của thành Thăng Long xưa.
  20. Có bản chép: hú.
  21. Ghe
    Thuyền nhỏ, thường đan bằng tre (gọi là ghe nan) hoặc bằng gỗ. Từ này đôi khi được dùng để chỉ tàu thuyền nói chung, nhất là ở vùng Trung và Nam Bộ.

    Chèo ghe

    Chèo ghe

  22. Ngoắc
    Vẫy (phương ngữ).
  23. Lệnh nhà chúa, búa nhà trời
    Phản ánh quyền hành của chúa Trịnh trong thời kì vua Lê - chúa Trịnh.