Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Hóa
    Góa (từ cũ).
  2. Mưa chẳng qua Ngọ, gió chẳng qua Mùi
    Kinh nghiệm đoán biết thời tiết: mưa buổi sáng thường không kéo dài sang quá buổi trưa (giờ Ngọ, từ 11h đến 13h); gió (bắc) thường lặng vào buổi chiều (giờ Mùi, từ 13h đến 15h).
  3. Chữ thất 失 (mất, như trong thất thủ 失守, tam sao thất bản 三抄失本), gồm có năm nét: hai nét ngang, ba nét phết.
  4. Nguyễn Văn Tường
    Một nhân vật lịch sử của nước ta vào cuối thế kỉ 19. Ông sinh năm 1824 tại Triệu Phong, Quảng Trị, làm quan đến chức phụ chính đại thần dưới triều Nguyễn, chủ trương đánh Pháp. Năm 1874, do tình thế bắt buộc, ông phải đại diện triều đình kí kết hòa ước Giáp Tuất, công nhận Nam Kỳ là thuộc địa của Pháp. Năm 1884, ông cùng Tôn Thất Thuyết đưa Hàm Nghi lên ngôi. Năm 1885, trận Kinh thành Huế thất bại, ông cùng Tôn Thất Thuyết phò vua bôn tẩu khắp nơi. Sau ông về trở về hợp tác với Pháp, chịu nhiều nghi kị. Sau ông bị đày đi Tahiti và mất ở đó vào ngày 30/7/1886.

    Từng có nhiều nhận xét khen chê của hậu thế về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Văn Tường, nhưng cho đến nay đã thống nhất: ông là người có công với dân tộc.

    Nguyễn Văn Tường

    Nguyễn Văn Tường

  5. Chi
    Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  6. Dừ
    Giờ, bây giờ. Còn đọc là giừ (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  7. Hữu thủy vô chung
    Có trước mà không có sau.
  8. Trung Trinh
    Địa danh nay là một thôn thuộc xã Xuân Phương, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Phía nam thôn giáp thôn Lệ Uyên (trong địa bạ là Suối Tre), phía bắc giáp Đèo Nại, phía tây có núi Ông Định cao độ 305 m, thấp nhất trong vùng, chạy dài theo hướng bắc nam. Phía đông có dãy núi khởi đầu từ hướng bắc chạy về nam đến cuối phình to ra như hình một cái chài mà chóp là hướng bắc. Núi này có tên là Hòn Giông còn gọi là núi Đá, bìa núi là ranh giới giữa hai thôn Lệ Uyên và Trung Trinh.
  9. Đá Tượng
    Tên một xóm đầu thôn Phú Mỹ, xã Xuân Phương, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Phía Đông giáp Vũng Mắm (Phú Mỹ), phía tây giáp Trung Trinh, phía nam giáp vịnh Xuân Đài. Dân cư ở đây có chừng một trăm hộ. Tại đây có nhiều tảng đá lớn sắp xếp lộn xộn, vì thế có tên là Đá Tượng. Dân ở vùng này đa số làm nghề biển, có nuôi tôm hùm bằng lồng sắt dưới lòng vịnh sâu, một số làm nghề muối và nghề nông. Dọc làng Đá Tượng có nhiều lăng Ông Nam Hải.
  10. Bãi Đồng
    Một địa danh thuộc thôn Phú Mỹ, xã Xuân Phương, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên.
  11. Xa kê
    Còn gọi là sa kê, cây bánh mì, loài cây thân gỗ, lá to và dày. Nhựa cây màu trắng sữa, được dùng vào việc xảm thuyền (bít các kẽ, lỗ hổng). Quả hình trứng, thực chất là tổ hợp của nhiều quả bế (quả khô), chứa nhiều tinh bột, có thể chế biến bằng cách quay, nướng, chiên hay luộc. Rễ, lá, vỏ và nhựa được dùng làm vị thuốc.

    Quả xa kê

    Quả xa kê

  12. Đá vàng
    Cũng nói là vàng đá, lấy ý từ từ Hán Việt kim thạch. Kim là kim khí để đúc chuông, đỉnh. Thạch là đá. Ngày trước, những lời vua chúa hoặc công đức của nhân vật quan trọng được khắc ghi trên bia đá hay chuông, đỉnh đồng để lưu truyền mãi mãi. Đá vàng vì thế chỉ sự chung thủy son sắt, hoặc sự lưu truyền tên tuổi mãi mãi về sau.
  13. Đàng
    Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  14. Rựa
    Một loại công cụ có lưỡi dài, cong, cán dài, dùng để chặt cây, phát quang. Lưu ý, cái rựa khác với dao rựa, một loại dao lớn, bản to, sống dày, mũi bằng, dùng để chặt, chẻ.

    Cái rựa

    Cái rựa

  15. Lụy
    Nhẫn nhịn, chiều theo ý người khác vì cần nhờ vả họ.
  16. Chìu
    Chiều (cách phát âm một số vùng Trung và Nam Bộ).
  17. Tàu seo
    Một dụng cụ làm giấy dó, chỉ chỗ đựng nước có pha chất keo thật loãng. Người thợ thủ công dùng một cái liềm - một thứ lưới nhỏ mắt đan bằng nứa đặt vào một khuôn gỗ - đem khuôn láng nước bột dó rồi nhúng vào tàu seo, chao đi chao lại cho thành hình tờ giấy.

    Làm giấy dó

    Làm giấy dó

  18. Thuốc xỉa
    Một nhúm thuốc lào được ngậm bằng môi trên trong lúc ăn trầu để tẩy cổ trầu (nước bọt có màu hồng) và xác trầu bám vào răng. Động tác bỏ thuốc xỉa vào miệng gọi là xỉa thuốc.
  19. Trầu
    Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.

    Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.

    Lá trầu không

    Lá trầu không

    Một miếng trầu

    Một miếng trầu

    Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.

  20. Đây là một cách nói lối (nói quá) của người dân xứ Truồi về sự đắt đỏ của trầu cau.
  21. Chợ Vạn
    Tên một ngôi chợ là trung tâm mua bán ngày xưa của phủ Tam Kỳ, nay là thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Tên "Chợ Vạn" đôi khi còn được dùng để chỉ Tam Kỳ.
  22. Trai đò
    Từ gọi những người làm nghề chèo đò trên sông Mã, đồng thời là những người hò các điệu hò sông Mã. Không kể chủ đò, thì những con đò gồm năm trai đò, trong đó người giàu kinh nghiệm nhất cầm tay lái và trông coi con đò, đồng thời cũng là người “bắt cái” khi diễn xướng. Bốn người còn lại là những anh “chân sào” làm nhiệm vụ chèo chống và hát phụ họa.
  23. Tường
    Rõ ràng, hiểu rõ, nói đủ mọi sự không thiếu tí gì. Như tường thuật 詳述  kể rõ sự việc, tường tận 詳盡  rõ hết sự việc (Thiều Chửu).
  24. Lộ
    Đường cái, đường đi lại (từ Hán Việt).
  25. Mương
    Đường nước do con người đào để dẫn nước.

    Mương nước

    Mương nước giúp tưới tiêu ruộng lúa

  26. Vả
    Cây cùng họ với sung, lá to, quả (thực ra là hoa) lớn hơn quả sung, ăn được.

    Quả vả

    Quả vả

  27. Sung
    Một loại cây gặp nhiều trên các vùng quê Việt Nam. Thân cây sần sùi, quả mọc thành chùm. Quả sung ăn được, có thể muối để ăn như muối dưa, cà, ngoài ra còn dùng trong một số bài thuốc dân gian.

    Cây và quả sung

    Cây và quả sung

  28. Thầy
    Cha, bố (phương ngữ một số địa phương Bắc và Bắc Trung Bộ).
  29. Răng đen
    Người xưa có phong tục nhuộm răng đen. Từ điển Văn hoá cổ truyền Việt Nam, Nhà xuất bản Thế giới, 2002, trang 511, nói về nhuộm răng như sau:

    "Phong tục người Việt cổ coi răng càng đen càng đẹp. Trước khi nhuộm đen phải nhuộm đỏ. Thuốc nhuộm răng đỏ là cánh kiến đỏ trộn với rượu rồi đun quánh như bột nếp. Quét bột này lên mảnh lá chuối hột ấp vào răng trước khi đi ngủ. Làm nhiều lần cho đến khi hàm răng bóng ánh nổi màu cánh gián. Thuốc nhuộm đen: phèn đen, vỏ lựu khô, quế chi, hoa hồi, đinh hương nghiền nhỏ, hòa giấm hoặc rượu, đun cho quánh như hồ dán. Quét lên lá chuối đắp lên răng như nhuộm đỏ. Từ 5 đến 7 ngày thuốc mới bám vào răng, nổi màu đen thẫm rồi đen bóng. Súc miệng bằng nước cốt dừa. Kiêng ăn thịt mỡ, cua cá, vật cứng, nóng. Có khi chỉ nuốt cơm hoặc húp cháo. Kể cả nhuộm đỏ và đen, thời gian kéo dài đến nửa tháng."

    Xem phóng sự về phong tục nhuộm răng và ăn trầu.

    Răng đen

    Răng đen

  30. Bài
    Cách làm, phương kế, cách xử trí.

    Chút chi gắn bó một hai
    Cho đành rồi sẽ liệu bài mối manh

    (Truyện Kiều)