Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Lầy
    Bùn lầy.
  2. Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
  3. Chiếu làm từ cây cói (nên gọi là "khi xưa tôi ở dưới lầy"). Người xưa dọn mâm cỗ (mâm cao cỗ đầy tôi cũng từng thấy) và nằm ngủ trên chiếu (trai mô chưa vợ lấy tôi làm vợ).

    Dệt và phơi chiếu

    Dệt và phơi chiếu

  4. Nam mô
    Phiên âm của từ Namo नमो (nghĩa là tôn kính hoặc hướng về) trong tiếng Sanskrit, để thể hiện sự sùng kính hoặc quy ngưỡng. Người theo đạo Phật thường dùng tiếng "Nam mô" để khởi đầu cho câu niệm danh hiệu các Phật và Bồ Tát. "Nam mô" còn đọc là "Nam vô" 南無 theo phiên âm từ tiếng Hán.
  5. Giạ
    Đồ đong lúa đan bằng tre (có chỗ ghép bằng gỗ), giống cái thúng sâu lòng, thường đựng từ 10 ô trở lại, thường thấy ở miền Trung và Nam (Đại Nam quấc âm tự vị - Huình Tịnh Của). Một giạ ta tùy địa phương lại có giá trị khác nhau, từ 32 cho tới 45 lít, giạ tây (thời Pháp đô hộ) chứa 40 lít. Đến giữa thế kỉ 20 xuất hiện loại giạ thùng được gò bằng tôn, chứa 40 lít.

    Giạ đong lúa

    Giạ đong lúa bằng gỗ

  6. Đìa
    Ao được đào sâu có bờ chắn giữ nước để nuôi cá.

    Bắt cá trong đìa

    Bắt cá trong đìa

  7. Lung
    Vùng đầm nước ngập, có bùn.
  8. Lời nói gói vàng
    Lời nói nếu khéo sử dụng cũng có giá trị như gói vàng.
  9. Đồ đan bằng tre có vành (gọi là cạp), dùng để đựng gạo hoặc nông sản.

    Sàng và rá

    Sàng và rá

  10. Ngài
    Người (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  11. Tràng Lưu
    Địa danh nay là một làng thuộc xã Trường Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, từ xưa đã là một vùng đất văn vật. Gái Tràng Lưu thông minh, xinh đẹp, nết na có tiếng.
  12. Bậu
    Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
  13. Luông
    Cách may giấu đường chỉ một bên. Đối với luông là ép, cách may để lộ đường chỉ ra cả hai bên.
  14. Làng Gành
    Một làng biển gần cửa Đại, nay thuộc phường Cửa Đại, thành phố Hội An.
  15. Thuyền mành
    Thuyền có buồm trông giống cái mành.

    Một kiểu thuyền mành ở Nghệ An xưa qua nét vẽ của JB Pietri trong sách Voilers d'Indochine (1949)

    Một kiểu thuyền mành ở Nghệ An xưa qua nét vẽ của J.B. Pietri trong sách Voilers d'Indochine (1949)

  16. Canh
    Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
  17. Qua
    Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
  18. Có nơi hát: Rô Bô.
  19. Đây là một bài hát rất phổ biến ở miền Nam Việt Nam trước đây, có nguồn gốc là bài dân ca Auld Lang Syne của Scotland. Lúc điệu nhạc này bắt đầu xuất hiện ở nước ta thì các rạp đang chiếu phim Tarzan, Zoro, Fantômas... từ đó trẻ em nhái lại thành bài này.
  20. Kho tàu
    Cách kho thức ăn (thịt, cá, tôm) theo kiểu người Tàu: kho với nước dừa, vị hơi ngọt, nước có màu đỏ. Nhà văn Bình Nguyên Lộc có một cách giải thích khác về tên gọi: "Thịt kho tàu không phải là món ăn của người…Tầu.
    Đúng ra là “tàu”. Tàu đây hiểu theo người Nam ở miệt dưới như sông Cái Tàu Thượng, sông Cái Tàu Hạ.
    Tàu nghĩa là…“lạt”.
    Và kho tàu là kho lạt lạt chứ không phải là kho mặn.
    Tàu chứ không phải là…Tầu hay kho theo Tầu. Vì bên Tầu lạnh nên không có dừa để có
    nước dừa tươi chêm vào nồi thịt kho tàu."

    Thịt kho tàu

    Thịt kho tàu

  21. Hột cơm còn dính kẽ răng
    Cơm (được người khác cho) ăn còn dính ở kẽ răng (đã mở miệng chê bai hoặc phản bội).