Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Cửa sài
    Từ chữ sài môn, nghĩa là cổng củi, cổng của nhà nghèo.
  2. Tớ
    Tôi tớ, đầy tớ.
  3. Nhà bạc
    Nhà lợp cỏ. Cách nói nhà bạc cửa gai (thường bị chạnh thành nhà bạt cửa gai) dùng để chỉ nhà nghèo.
  4. Giang
    Sông lớn (từ Hán Việt).
  5. Vô nghì
    Không có tình nghĩa (từ cũ). Cũng nói bất nghì.
  6. Nằm đất nhà cô hàng hương còn hơn nằm giường cô hàng cá
    Nhà làm hương (nhang) thì lúc nào cũng thơm tho, không tanh tao như hàng cá.
  7. Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
  8. Lựng đựng
    Lận đận (phương ngữ miền Trung).
  9. Đào
    Loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, cũng được trồng để lấy quả hay hoa. Hoa đào nở vào mùa xuân, là biểu tượng của mùa xuân và ngày Tết ở miền Bắc. Quả đào vị ngọt hoặc chua, mùi thơm, vỏ quả phủ một lớp lông mịn. Đào xuất hiện rất nhiều trong văn học cổ Trung Quốc và các nước đồng văn. Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.

    Quả đào

    Quả đào

  10. Lộ bất hành bất đáo, chung bất đả bất minh
    Đường không đi không đến được, chuông không đánh không kêu được. Nguyên trích từ sách Tăng quảng hiền văn (tuyển tập những câu ngạn ngữ dân gian của Trung Quốc): "Lộ bất hành bất đáo, sự bất vi bất thành. Nhân bất khuyến bất thiện, chung bất đả bất minh."
  11. Lụy
    Nước mắt (phương ngữ Nam Bộ, nói trại từ lệ).
  12. Trí tri
    Biết rõ, suy xét thấu đáo (chữ Hán).
  13. Cóc bôi vôi
    Dân gian cho rằng cóc đi đâu cũng sẽ trở về chỗ cũ. Nếu ta lấy vôi bôi lên mình con cóc, đem bỏ ở một nơi xa, một thời gian sau lại thấy nó xuất hiện.
  14. Căn nợ
    Món nợ nần của đôi trai gái từ kiếp trước phải trả trong kiếp này, theo giáo lí nhà Phật.
  15. Thác
    Chết, mất, qua đời (từ Hán Việt).
  16. Sông (từ Hán Việt).
  17. Nón cời
    Nón lá rách, cũ.

    Đội nón cời

    Đội nón cời

  18. Đàng
    Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).