Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Nỏ
    Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
  2. Hổ mang
    Một loại rắn rất độc, thân mình có thể dài tới 2m, không có vảy má, thường bạnh cổ ra khi bị kích thích, khi đó ở phía trên cổ trông rõ một vòng tròn màu trắng (gọi là gọng kính). Lưng có màu nâu thẫm, vàng lục hay đen, hoặc đồng màu hoặc có những dải hoa văn như những vạch ngang đơn hoặc kép sáng màu hơn.

    Rắn hổ mang

    Rắn hổ mang

  3. Rẫy
    Ruồng bỏ, xem như không còn tình cảm, trách nhiệm gì với nhau.
  4. Đà
    Đã (từ cổ, phương ngữ).
  5. Đê
    Một lũy đất nhân tạo hay tự nhiên kéo dài dọc theo các bờ sông hoặc bờ biển để ngăn lũ lụt.

    Đường đê

    Đường đê

  6. Mần
    Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...
  7. Dây nảy mực
    Trước đây khi xẻ gỗ (theo bề dọc), để xẻ được thẳng, người thợ cầm một cuộn dây có thấm mực Tàu, kéo dây thẳng ra và nảy dây để mực dính vào mặt gỗ, tạo thành một đường thẳng. Hành động kéo dây nảy mực này cũng gọi là kẻ chỉ.
  8. Qua
    Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
  9. An Dương
    Một làng nay thuộc xã Mỹ Thọ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Xưa kia làng có nhiều người học giỏi, đỗ đạt.
  10. Làm té
    Làm cho ra được (phương ngữ Bình Định - Phú Yên).
  11. Quan
    Đơn vị tiền tệ cổ của nước ta dùng đến đầu thế kỷ 20. Đối với tiền quý (cổ tiền), một quan bằng 60 tiền (600 đồng kẽm). Với tiền gián (sử tiền), một quan bằng 360 đồng kẽm.
  12. Thiên thời nhơn sự lưỡng tương thôi
    Vận trời, việc người, cả hai cùng thôi thúc. Câu này có lẽ trích từ một bài thơ của Lương Khải Siêu:

    Thiên thời nhơn sự lưỡng tương thôi
    Đề quých niên hoa mỗi tự nghi
    Đa thiểu tráng hoài thù vị liễu
    Hưu thiêm di hận đáo nga mi

    Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục dịch :

    Việc người ngày tạo giục nhau đi,
    Tiếng quých kêu xuân đã chắc gì.
    Nợ nước nợ non vay chửa trả,
    Nợ tình thêm vướng bạn nga mi

  13. Nhơn ngãi
    Nhân nghĩa (phương ngữ Nam Bộ).
  14. Đồ
    Từ tục, chỉ bộ phận sinh dục của người phụ nữ.
  15. Mạn
    Theo học giả An Chi, mạn là biến thể ngữ âm của miện, nay đọc thành diện, có nghĩa là "mặt", rồi nghĩa phái sinh là "phía," "miền," "miệt" (như "miệt vườn")...
  16. Cửa máng
    Cái cửa nhỏ ở bên hông thuyền, để múc nước sông hoặc rửa ráy cho tiện.
  17. Cửa máng song kề
    Hai thuyền đi cạnh nhau, cửa máng song song và kề nhau.
  18. Truông
    Vùng đất hoang, có nhiều cây thấp, lùm bụi, hoặc đường qua rừng núi, chỗ hiểm trở (theo Đại Nam quấc âm tự vị).
  19. Lể
    Miền Bắc gọi là nhể, động tác khều một vật gì ra bằng một vật nhọn (lể gai, lể ốc...).

    Lể ốc

    Lể ốc

  20. Bất phú bất bần
    Không giàu không nghèo.
  21. Rú rừng
    Rừng núi (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  22. Biện
    Lo liệu, chuẩn bị.
  23. Cỗ
    Những món ăn bày thành mâm để cúng lễ ăn uống theo phong tục cổ truyền (đám cưới, đám giỗ...) hoặc để thết khách sang trọng.

    Mâm cỗ

    Mâm cỗ

  24. Rạng
    Sáng tỏ.
  25. Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri lí
    Ngọc không mài giũa thì không thành món đồ (trang sức), người không học thì không hiểu lí lẽ. Đây là một câu trong Lễ Ký, một trong Ngũ Kinh.
  26. Trăng non
    Trăng vào những đêm đầu tháng âm lịch, chưa tròn, nhưng mỗi đêm một đầy dần.
  27. Dương
    Còn gọi là cây phi lao (từ gốc tiếng Pháp filao), một loại cây mọc nhiều dọc theo các bờ biển nước ta. Phi lao có vai trò rất lớn trong việc chắn cát, giữ cho các làng ven biển khỏi bị sa mạc hoá.

    Hàng phi lao ven biển

    Hàng phi lao ven biển